1. Home
  2. /
  3. Tủ bếp
  4. /
  5. Các loại tủ bếp gỗ công nghiệp có mặt trên thị trường

Các loại tủ bếp gỗ công nghiệp có mặt trên thị trường

Đăng bởi: Thuan Phu Wood
Chuyên mục: Tủ bếp

Độ bền của tủ bếp phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn chất liệu để làm tủ bếp. Thị trường nguyên liệu có 2 loại gỗ chính để đóng đó là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Trong đó gỗ công nghiệp là loại vật liệu phổ biến nhờ lợi thế giá rẻ, thi công nhanh. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn cách lựa chọn vật liệu gỗ công nghiệp làm tủ bếp đẹp. Từ đó quý khách có thêm những thông tin hữu ích để đặt đóng cho mình 1 sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp chất lượng.

Các loại cốt gỗ công nghiệp để đóng tủ bếp

Gỗ công nghiệp có 3 loại chính đó là gỗ mdf, gỗ hdf và gỗ okal (hoặc gỗ mfc). Để sản xuất tủ bếp đa số chúng ta dùng 2 loại chính đó là gỗ mdf kháng ẩm và gỗ hdf kháng ẩm.

1. Tủ bếp gỗ mdf kháng ẩm

Tủ bếp mdf kháng ẩm là loại tủ bếp được làm bằng cốt gỗ mdf viết tắt của từ Medium Density Fiberboard ( Ván sợi mật độ trung bình). Gỗ mdf thường có 2 loại lõi vàng và lõi xanh chống ẩm. Trong đó gỗ mdf lõi xanh được sử dụng khá phổ biến để làm tủ bếp nhất. Bởi khả năng chống ẩm chống thấm tốt mà tủ bếp mdf đem lại cho người sử dụng.

2. Tủ bếp gỗ hdf kháng ẩm

Tủ bếp hdf kháng ẩm là loại tủ bếp được đóng bằng gỗ hdf là chất liệu siêu chống ẩm. Gỗ đạt tiêu chuẩn E1, nên độ bền của hdf rất lâu, lên tới vài chục năm. Như vậy, bạn sẽ thấy ngay được là tủ bếp hdf sẽ tốt hơn tủ bếp mdf. Tủ bếp hdf sẽ chống nước tốt hơn tủ bếp mdf, và bếp là nơi tiếp xúc nhiều với nước nên khả năng chống nước là yếu tố rất quan trọng.

Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ melamine

Khi đóng tủ bếp gỗ công nghiệp chúng tôi khuyến khích khách hàng sử dụng loại cốt kháng ẩm. Bởi vì tủ bếp là nơi tiếp xúc nhiều với nước, môi trường có độ ẩm và mốc cao. Như vậy tuổi thọ của tủ bếp sẽ cao hơn rất nhiều khi bạn sử dụng các loại cốt gỗ công nghiệp có trộn các phụ gia chống ẩm.

Các loại vật liệu bề mặt cho tủ bếp công nghiệp

Đa số người tiêu dùng thường nhầm lẫn giữa các khái niệm cốt gỗ và vật liệu phủ bề mặt. Ví dụ chúng ta quen gọi tủ bếp gỗ acrylic, nhưng thực chất acrylic là 1 loại phủ bên ngoài tấm mdf hoặc hdf. Do đó để quý khách hiểu rõ hơn, chúng tôi phân loại tủ bếp gỗ công nghiệp theo các loại vật liệu phủ bề mặt như sau:

1. Tủ bếp gỗ công nghiệp sơn 2K

Sơn 2K là 1 hình thức sơn lên tủ bếp gỗ công nghiệp phổ biến nhất. Hệ sơn 2K thích nghi tốt với các loại ván công nghiệp hơn hệ sơn PU. Sơn b2K là sơn 2 thành phần gồm Polyol Acrylic kết hợp với chất đóng rắn Polyisocyanate tạo lớp phủ sáng bóng, bền bỉ. Đặc tính nổi bật của tủ bếp gỗ công nghiệp sơn 2K là bám dính tốt, nhanh khô. Độ mịn, độ cứng và độ bóng của tủ bếp hoàn thiện rất cao.

2. Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ melamine

Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ melamine là loại tủ bếp có bề mặt phủ melamine còn có tên gọi là Melamine Faced Chipboard , dùng để trang trí trên bề mặt gỗ. Tấm gỗ melamine được cấu tạo từ 3 lớp : Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền). Qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine. Là dòng vật liệu trang trí bề mặt gỗ được dùng khá phổ biến trong việc sản xuất tủ bếp gỗ công nghiệp.

3. Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ acrylic

Tủ bếp gỗ công nghiệp acrylic là loại tủ bếp được phủ chất liệu acrylic lên bề mặt. Acrylic được tinh chế từ dầu mỏ nên tấm Acrylic có tính chất dẻo và dễ uốn. Tấm Acrylic rất được ưu chuộng nhờ vào bề mặt sáng bóng và phẳng mịn có tính thẩm mỹ cao, từ màu sắc cho đến hình thái đều rất phong phú. Nhờ vậy tủ bếp acrylic dễ dàng lau chùi và chịu lực cực kỳ tốt.

Tủ bếp acrylic

4. Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ laminate

Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ laminate là loại tủ bếp có cánh cửa được phủ lên 1 lớp laminate. Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Sản phẩm tủ bếp gỗ laminate có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc…

5. Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ veneer

Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ veneer là loại tủ bếp có cánh cửa tủ được phủ 1 lớp veneer. Veneer (hay còn gọi là ván lạng) là tấm ván mỏng, được lạng ra từ cây gỗ tròn tự nhiên. Lớp phủ veneer trên tủ bếp với độ dày thông thường vào khoảng 0.3mm-0.6 mm và thường không vượt quá 3mm (1/8 inch). Tấm gỗ veneer có thể dùng để phục vụ cho nhu cầu trang trí cao cấp điển hình như tủ bếp.

Bạn có thể lựa chọn loại cốt gỗ và loại bề mặt theo ý thích. Ví dụ bạn thích tủ bếp làm bằng gỗ MDF với loại bề mặt Laminate, hay cốt gỗ là MFC với bề mặt Acrylic. Một loại bề mặt bất kỳ có thể dán, ép lên một loại cốt gỗ bất kỳ, do đó có rất nhiều lựa chọn cũng như giá tiền khác nhau cho từng loại vật liệu.

Một số ưu nhược điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp

So với các dòng tủ bếp gỗ tự nhiên như: tủ bếp gõ đỏ, tủ bếp gỗ óc chó, tủ bếp gỗ sồi, tủ bếp gỗ căm xe… Thì tủ bếp gỗ công nghiệp luôn tồn tại những ưu và nhược điểm như sau:

1. Ưu điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp

  • Thời gian thi công nhanh.
  • Giá thành rẻ, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng.
  • Nhiều màu sắc từ màu trơn đến màu giả vân gỗ.
  • Tủ bếp mang đậm nét cá tính, hiện đại.
  • Chống cong vênh do thời tiết cực tốt.

2. Nhược điểm của tủ bếp gỗ công nghiệp

  • Kém bền với nước, dễ bị nở ra khi gặp hơi ẩm.
  • Không gia công được các mẫu tủ bếp tân cổ điển.
  • Khả năng chịu va đập kém.
  • Khả năng bám vít kém, nên phải đầu tư phụ kiện xịn.

Trên đây là tổng hợp các loại tủ bếp gỗ công nghiệp sử dụng phổ biến nhất cho các công trình hiện nay. Đặc biệt là các loại hình căn hộ chung cư hoặc nhà phố cao cấp tại Việt Nam. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ lựa chọn được cho mình dòng tủ bếp thích hợp nhất. Phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.

Bài liên quan

Cách đọc bản vẽ tủ bếp đơn giản và dễ hiểu cho người mới

Cách đọc bản vẽ tủ bếp đơn giản và dễ hiểu cho người mới

Khi thiết kế và thi công nội thất bếp, bản vẽ tủ bếp là tài liệu quan trọng giúp gia chủ, kiến trúc sư và thợ thi công hiểu rõ kích thước tủ bếp; cấu tạo và cách bố trí các ngăn tủ. Tuy nhiên, nhiều người không chuyên vẫn còn lúng túng khi nhìn vào bản vẽ kỹ thuật....

So sánh bề mặt phủ laminate và acrylic đơn giản dễ hiểu

So sánh bề mặt phủ laminate và acrylic đơn giản dễ hiểu

Gỗ công nghiệp là loại vật liệu gỗ hiện đại ứng dụng nhiều để đóng tủ bếp, tủ áo và các hạng mục trang trí. Trong đó, Laminate và Acrylic là hai loại bề mặt phổ biến nhất hiện nay. Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 loại vật liệu Laminate và Acrylic khi nhìn vào. Bài...

Tổng hợp các chất liệu được yêu thích để đóng tủ bếp tân cổ điển

Tổng hợp các chất liệu được yêu thích để đóng tủ bếp tân cổ điển

Tủ bếp tân cổ điển là kiểu tủ bếp được thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Với đặc trưng là sự kết hợp giữa sự sang trọng, cầu kỳ của phong cách cổ điển với sự tinh tế, hiện đại trong đường nét và công năng. Để làm ra các mẫu tủ bếp tân cổ điển đẹp đòi hỏi nhiều yếu...

So sánh cửa gỗ lim và cửa căm xe cái nào dùng tốt hơn

So sánh cửa gỗ lim và cửa căm xe cái nào dùng tốt hơn

Gỗ lim và gỗ căm xe đều là 2 loại gỗ tốt dùng để làm cửa gỗ phòng ngủ đẹp hoặc cửa mặt tiền. Cả 2 loại gỗ này đều chung nhóm gỗ cũng như phân khúc giá. Bài so sánh dưới đây sẽ giúp bạn chọn ra được loại cửa phù hợp cho công trình của mình. Đặc điểm Cửa gỗ lim Cửa gỗ...

Mẹo phối màu nội thất với cửa gỗ óc chó tăng tính sang trọng

Mẹo phối màu nội thất với cửa gỗ óc chó tăng tính sang trọng

Cửa gỗ óc chó từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng, đẳng cấp và tinh tế trong thiết kế nội thất. Với màu nâu trầm tự nhiên cùng vân gỗ mềm mại, cửa gỗ óc chó mang đến vẻ đẹp ấm áp, hiện đại nhưng vẫn rất đẳng cấp. Tuy nhiên, để tôn lên vẻ đẹp tối đa của...

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Đều thuộc phân khúc gỗ cao cấp, không ít người băn khoăn giữa việc chọn gỗ gõ đỏ hay gỗ óc chó để đóng nội thất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai loại gỗ này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn: Nội dung Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Xuất xứ Chủ yếu từ Đông Nam Á, châu Phi....