Một sản phẩm nội thất có độ bền, độ thẩm mỹ cao đạt được sự hài lòng của người sử dụng. Ngoài tay nghề thợ mộc giỏi, máy móc chính xác để cho ra 1 sản phẩm thô không khuyết điểm. Thì cần phải có 1 quá trình sơn hoàn hảo với các hệ sơn cao cấp tạo độ bóng, độ thẩm mỹ và sắc nét cho sản phẩm sau cùng. Thứ mà chúng tôi muốn giới thiệu đó chính là hệ sơn 2K cao cấp.
1. Sơn 2K là gì
Sơn 2K là loại sơn hai thành phần (cũng giống như sơn PU thông thường – cũng là hệ sơn 2 thành phần. Tức là phải pha trộn từ 2 thành phần trở lên mới cho ra 1 dung dịch sơn phủ lên bề mặt gỗ.
1.1 Cấu tạo của sơn 2K
Về cấu tạo thì chúng được kết hợp từ nhựa acrylic polyol và chất đóng rắn Isocyanate chất lượng cao. Giúp cho màng sơn nhanh khô, có độ bóng đẹp và độ cứng cao, bám dính tốt, giữ được độ trong sáng.
1.2 Thông số kỹ thuật của sơn 2K
- Nhựa tổng hợp và Polyol Acrylic chiếm 75%.
- Còn lại: dung môi 14%, phụ gia hoạt động bề mặt 0.5%, chất xúc tác 0.5%.
- Sơn 2K có thời gian khô tối đa 5h.
- Độ bền va đập: min 45kg/cm2.
Lưu ý: Đây là các thông số kỹ thuật của hệ sơn 2K cơ bản nhất. Một số hãng sơn gỗ họ gia giảm các chất phụ gia khác để thay đổi 1 số tính chất. Ví dụ hệ sơn 2 K chuyên dụng ngoài trời (cửa mặt tiền) sẽ khác 2K chuyên nội thất (cửa phòng ngủ, tủ kệ…)
2. Cách sơn gỗ 2K
Cách sơn gỗ 2K cũng tương tự như cách sơn PU lên gỗ thông thường. Cụ thể:
Bước 1: xử lý bề mặt gỗ
Trám lỗ khuyến điểm kiểm tra bề mặt gỗ , các lỗ đi hay vết xước do máy bào không kỹ. Lưu ý các loại gỗ như gỗ sồi, gỗ tần bì thường hay bị xước nhiều hơn các loại gỗ hay căm xe. Dùng giấy nhám gỗ từ 100 đến 240 chà cho đến khi đạt độ mịn như mong muốn.
Bước 2: Sơn lót 2K 2 lần
Pha lót 2K theo tỉ lệ 2-1-3 ( gồm có 2 sơn lót +1 chất làm cứng và 3 thiner cao cấp) khấy đều . Dùng vải lọc để đổ sơn vào súng phun giúp súng ko bị ngẹt.
Công đoạn sơn lót 2K thực hiện 2 lần sơn góc cạnh trước, sơn mặt tiền sau. Nên chờ 120 đến 150 phút rồi thực hiện lần 2, xã nhám nên dùng giấy nhám p320.
Bước 3: Tem màu
Tem màu là 1 bước quan trọng để tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Giúp vân gỗ và chất gỗ cũng như màu sơn được bảo vệ theo năm tháng. Hiện nay có các màu cơ bản như màu cánh dán, màu gỗ óc chó, màu hạt dẻ, vàng, nâu, đen. Tùy theo mong muốn của khách hàng mà sử dụng đúng màu họ cần.
Bước 4: Phủ bóng theo sở thích
Pha bóng 2K theo tỉ lệ 2-1-3. ( gồm có 2 bóng +1 chất làm cứng và 3 thiner cao cấp có thể tùy điều kiện mà điều chỉnh phần cứng cho phù hợp). Sau đó thực hiện phun bóng 2K dứt khoát tại phòng sơn sạch sẽ.

Mẫu gỗ sơn 2K hoàn thiện
3. Ưu điểm và nhược điểm của hệ sơn 2K
Điểm nổi bật chính là sơn bóng 2K, chính là thành phần quan trọng của hệ sơn này. Nếu như dung môi (xăng nhật) và cứng pu dùng chung được với hệ PU thông thường, không bắt buộc cùng hệ. Nhưng bóng 2K là xương sống của hệ sơn này nên phải cùng hệ. Chúng quyết định độ bóng, độ căng bề mặt của sản phẩm.
Ngày nay sơn PU 2K được dùng nhiều trên các dòng sản phẩm cao cấp. Giá sơn 2K cũng cao hơn các sản phẩm sơn PU thông thường. Các sản phẩm ứng dụng rộng rãi từ nội thất hiện đại cho đến nội thất tân cổ điển. Ứng dụng cho mọi chất liệu bằng chất liệu gỗ công nghiệp. Cho đến các sản phẩm nội thất được đóng bằng gỗ tự nhiên. Tuy vậy chúng cũng có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Đó là:
3.1 Ưu điểm của sơn 2K
Sơn PU 2K có ưu điểm đó là có độ căng mịn cao, độ bóng cao hơn hệ sơn thông thường. Chúng có độ bám dính tốt và ít chầy xước hơn so với các hệ sơn thông thường khác. Một ưu điểm nổi trội đó là khả năng bảo vệ chống thấm nước khá cao, nên rất thích hợp cho các sản phẩm sơn gỗ ngoài trời. Thường thấy như lam gỗ, lót sàn ngoài trời hay cổng gỗ. Chúng còn ít bị ố vàng, gia tăng thời gian sơn lại sản phẩm.
3.2 Nhược điểm của sơn 2K
Nhược điểm của hệ sơn này đó là thời gian khô chậm, kéo dài thời gian sản xuất và giá thành cao hơn các sản phẩm PU thông thường. Về tỷ lệ pha sơn đòi hỏi phải theo khuyến cáo nhà sản xuất mới đảm bảo hiệu ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên các bạn không cần phải lo lắng vì hầu như các nhà sản xuất sơn đều có hướng dẫn tỷ lệ pha rõ ràng cho hệ sơn 2K của mình.