Hướng dẫn kỹ thuật sơn giả gỗ trên gỗ giống thật nhất
Kỹ thuật sơn giả cổ trên gỗ

Sơn giả cổ được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội ngoại thất. Chúng ta dễ bắt gặp một số hạng mục hay áp dụng sơn gỗ giả cổ như là trang trí hầm rượu, quán coffee, lối kiến trúc vintage, các bungalow, homestay… Sơn giả cổ có thể thực hiện trên nhiều chất liệu như sơn giả cổ trên gỗ, trên sắt và trên đá.

Sơn giả cổ lên gỗ thường chỉ áp dụng với 1 số phong cách thiết kế nội thất nhất định. Đó là phong cách cổ điển (classic), phong cách nội thất tân cổ điển (neo classic) và phong cách đồng quê (country). Các sản phẩm thường áp dụng sơn đó là các đồ nội thất rời và nội thất liền tường.

Sơn giả cổ trên gỗ là gì

Sơn giả cổ là 1 hình thức sơn lên các bề mặt vật liệu như gỗ, đá, sắt nhằm tạo hiệu ứng giả cổ. Bề mặt hoàn thiện có các gam màu cũ xưa, bề mặt hoàn thiện thường có vết sần hoặc gai. Sơn giả cổ lên gỗ mang đậm nét hoài cổ, hoài niệm nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.

1. Bảng màu sơn giả cổ lên gỗ

Sơn giả cổ lên gỗ thường có các gam màu đặc trưng là tối hơi nâu sậm, thường dùng nhất vẫn là màu đồng cũ. Một số màu sơn giả cổ phổ biến bạn dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán sơn gỗ như sau:

  • Sơn nhũ đồng vàng giả cổ: Người thợ sẽ sử dụng sơn nhũ đồng một thành phần màu vàng ( được pha theo tỉ lệ nhất định ) để sơn lên lớp sơn lót màu đen. Tạo thành phẩm đồng vàng có lẫn màu đen hay màu rêu tùy theo yêu cầu của khách hàng.
  • Sơn nhũ đồng đỏ giả cổ: Người thợ sẽ sơn một lớp sơn nhũ đồng một thành phần màu đỏ tạo thành phẩm đồng đỏ có lẫn màu đen hay màu rêu tùy theo yêu cầu của khác hàng.
  • Sơn nhũ đồng đen giả cổ: Người thợ sẽ tiến hành sơn một lớp sơn nhũ đồng một thành phần với tỉ lệ màu đen lớn hơn màu đồng ( tỉ lệ 7 đen : 3 đồng hay 6 đen : 4 đồng ) tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Bảng màu sơn giả cổ

Bảng màu sơn giả cổ lên gỗ

2. Thông số kỹ thuật của sơn giả cổ lên gỗ

Tính chất đặc biệt ở sơn giả cổ cho gỗ là có độ bám dính tốt, độ bền cao, che phủ tốt. Cũng như giá sơn giả cổ lên gỗ hợp lý:

  • Bột độn: TiO2, BaSO4 ( Cimbar 325, Cimbar EX, Cimbar XF)
  • Bột màu: Nhũ đồng giả cổ
  • Dung môi: BAC, Toluene, Xylene, N-Butanol
  • Phụ gia khác như phá bọt, căng dàn bề mặt, phân tán, thấm ướt.

Cách sơn giả cổ lên gỗ

Khác với cách sơn PU trên gỗ là dùng béc phun để sơn thì đa số cách sơn giả cổ lên gỗ đều dùng cọ. Việc dùng cọ hoặc các dụng cụ lau màu sẽ cho bề mặt sần gai hơn sử dụng súng phun. Dưới đây là cách sơn giả cổ lên gỗ thường gặp nhất.

1. Cách pha màu sơn giả cổ lên gỗ

  • Tỷ lệ pha sơn đen mờ: 6 lạng sơn + 1 lạng cứng + 3 lạng dung môi. Lắc đều 5 phút, đợi 15 phút cho sơn phản ứng và quét đều bề mặt sản phẩm. Sơn đã pha sử dụng trong 4 tiếng. Ngoài 4 tiếng không được sử dụng.
  • Tỷ lệ pha sơn nhũ đồng đỏ hoặc nhũ đồng vàng: 1kg nhũ đồng đỏ + 1 lít xăng butyl. Lắc đều 5 phút.
  • Tỷ lệ pha sơn 2K mờ: 4 lạng sơn 2K + 1 lạng cứng + 7 lạng dung môi 2K. Lắc đều 5 phút, đợi 15 phút cho sơn phản ứng và quét đều bề mặt sản phẩm. Sơn đã pha sử dụng trong 4 tiếng. Ngoài 4 tiếng không được sử dụng.

2. Cách sơn giả cổ

  • Chà và làm phẳng bề mặt sản phẩm gỗ đến giấy nhám gỗ P300 hoặc hơn.
  • Sơn lớp lót lên bề mặt gỗ, chờ khô và xả nhám như sơn gỗ thông thường. Việc sơn lót thực hiện tối thiểu 2 lần.
  • Sơn lên bề mặt sản phẩm lớp sơn nhũ đồng đỏ hoặc nhũ đồng vàng hoặc nhũ bạc theo màu khách chọn đợi khô từ 4 tới 6 tiếng.
  • Phun phủ lên bề mặt sản phẩm 1 hoặc 2 lớp sơn 2K mờ 50% hoặc 2K mờ 75% hoặc 2K mờ 100%. Tỷ lệ mờ là do nhu cầu khách hàng mong muốn, giúp bảo vệ màu cho bề mặt sản phẩm.

Nhìn chung cách sơn giả cổ lên gỗ cũng giống nhu cách sơn PU hay cách đánh vecni thông thường. Chỉ khác ở chỗ là cách pha màu phải theo khuyến cáo của nhà sản xuất sơn. Bước tạo màu phải dùng cọ quyét để tạo hiệu ứng sần sần có gai, còn các bước khác có thể dùng súng phun cho nhanh.

Một số lưu ý khi sơn giả cổ lên gỗ

 1. Cách tạo hiệu ứng sần gai

Đối với các loại gỗ có tom gỗ thô và sâu như gỗ sồi hay gỗ tần bì thì việc tạo hiệu ứng sần gai rất dễ. Nhưng đối với các loại gỗ có tom gỗ mịn và đanh như gỗ gõ đỏ hay gỗ lim thì việc tạo hiệu ứng sần rất khó. Thậm chí bạn có lau màu đi lau lại nhiều lần nhưng độ sần vẫn chưa theo ý muốn. Một số cách tạo hiệu ứng sần như sau:

  • Khò lửa để làm đen các khu vực tim gỗ
  • Sử dụng chải sắt đề cào xước chỗ tim gỗ
  • Sử dụng sơn glaze để vẻ tạo mốc, đen thâm
  • Sơn PU kết hợp với chà nhám, với nhiều bước để tạo hiệu ứng…

2. Đơn giá thi công sơn giả cổ lên gỗ

Sơn giả cổ trên gỗ thường ứng dụng khá nhiều cho các sản phẩm như cửa gỗ mặt tiền, cửa phòng ngủ, cầu thang, bàn ghế, đồ nội thất rời. Tùy theo khối lượng mà đơn giá sơn giả cổ cũng sẽ khác nhau. Giá thi công sơn giả cổ cũng thường sẽ cao hơn các hệ sơn gỗ thông thường.

  • Giá sơn giả cổ theo mét dài: từ 280.000 vnđ/md đến 500.000 vnđ/md. Đơn giá này chỉ áp dụng cho khối lượng trên 10m.
  • Giá sơn giả cổ theo mét vuông: từ 600.000 vnđ/m2 đến 1.500.000 vnđ/m2. Đơn giá này chỉ áp dụng cho khối lượng trên 10m2.
Cửa mặt tiền 2 cánh tân cổ điển sơn giả cổ

Hình ảnh cửa gỗ 2 cánh sơn giả cổ

Để sơn được một sản phẩm màu giả cổ có độ bền cao thì phải trải qua các lớp sơn khác nhau tuỳ theo bề mặt. Sơn màu giả cổ quy trình không phức tạp tuy nhiên đòi hỏi thợ phải có tay nghề. Có khả năng cảm nhận màu sắc tốt thì khi sơn giả cổ mới tạo nên vẻ đẹp, hồn của sản phẩm.

Sơn giả cổ lên bề mặt gỗ hạn chế được các nhược điểm của gỗ bị cong vênh và co ngót sau thi công và hay bị mối mọt. Giúp bảo vệ một số loại gỗ bị mục rữa, kém bền trong môi trường nước và ẩm ướt. Đó chính là lý do mà sơn giả cổ vẫn được yêu thích trong thế giới hiện đại ngày nay!

Bài liên quan

Mẹo xử lý gỗ bị mối mọt tại nhà đơn giản mà hiệu quả cao

Mẹo xử lý gỗ bị mối mọt tại nhà đơn giản mà hiệu quả cao

Đồ nội thất đóng bằng gỗ luôn mang lại nét đẹp thẩm mỹ riêng nhờ màu sắc kèm vân gỗ chân thật. Tuy nhiên, gỗ là 1 vật liệu thường xuyên xảy ra tình trạng gỗ bị cong vênh hoặc mối mọt tấn công. Để tránh các hiện tượng trên chúng ta cần phải xử lý gỗ ngay từ ban đầu...

Phương pháp xử lý gỗ bị cong vênh 1 cách hiệu quả nhất

Phương pháp xử lý gỗ bị cong vênh 1 cách hiệu quả nhất

Gỗ là một dạng vật liệu không thể thiếu để đóng các vật dụng nội thất chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúng là nguyên liệu thân thiện, có sẵn với nhiều đặc điểm nổi bật. So với các vật liệu như đá, sắt... thì gỗ cũng có một nhược điểm là dễ bị cong vênh. Nếu chẳng may đồ...

Cách sử dụng súng phun sơn chuẩn nhất khi sơn đồ gỗ

Cách sử dụng súng phun sơn chuẩn nhất khi sơn đồ gỗ

Súng phun sơn là 1 sản phẩm ở khâu sơn cùng với các dụng cụ làm mộc ở khâu mộc là thứ không thể thiếu ở bất kỳ xưởng gỗ nào. Sau khi sử dụng súng phun sơn xong điều cần làm mà các thợ sơn phải làm đó là phải vệ sinh súng. Đồng thời bảo dưỡng các phụ kiện liên quan để...