1. Home
  2. /
  3. Kỹ thuật
  4. /
  5. Các loại giấy nhám...

Các loại giấy nhám thông dụng trong ngành sản xuất gỗ

Giấy nhám là 1 vật tư thiết yếu trong ngành sản xuất gỗ, chúng quyết định rất lớn đến bề mặt sản phẩm nội thất thành phẩm sau cùng. Chính vì vậy, lựa chọn giấy nhám ra sao, cỡ nhám, độ cát sao cho phù hợp. Cũng như giấy nhám phải có kích thước với các loại máy làm mộc cần phải được chú ý và xem trọng.

1. Giấy nhám là gì

Giấy nhám tiếng Anh được gọi là Glasspaper chúng là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó (cụ thể ở đây là bề mặt gỗ). Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ. Giúp làm cho bề mặt mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất.

Công dụng chính của giấy nhám:

1.1 Mài mòn bề mặt sản phẩm

Giấy nhám được cấu tạo từ các hạt cát và được sắp xếp một cách phù hợp trên một mặt giấy. Chúng hoạt động giống như một cái cưa nhưng không có khả năng cắt mà chỉ có công dụng mài mòn.

Giấy nhám có thể mài mòn trên các bề mặt vật liệu sắt, gỗ, xi măng… nhằm phá đi lớp xù xì để chuẩn bị cho các thao tác tiếp theo. Đặc biệt , giấy nhám được sử dụng trong việc mài phá lớp sơn cũ để chuẩn bị cho việc sửa chữa, khoác lên vật liệu một lớp bề ngoài mới.

1.2 Phá thô hoặc đánh bóng bề mặt

Đánh bóng bề mặt gỗ là một trong những công dụng tuyệt vời của giấy giám. Người ta sử dụng giấy nhám đánh bóng các vật liệu để tăng độ ma sát, làm mềm, mịn, làm nhẵn các bề mặt vật liệu. Sau khi các vật liệu được đánh bóng thì mới có thể thực hiện các thao tác tiếp theo như sơn pu hay đánh vecni bảo vệ… Để sản phẩm được khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, ngăn chặn tình trang mối mọt tấn công hay tình trạng rỉ sét.

2. Phân loại giấy nhám theo chức năng

Tùy theo từng chức năng của mỗi loại máy chuyên dụng để sản xuất đồ gỗ nội thất, giấy nhám được sản xuất ra tương thích với từng loại máy đó. Dưới đây là 1 số loại nhám điển hình.

2.1 Giấy nhám thùng

Giấy nhám thùng là loại giấy nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm. Trong đó, công ty chúng tôi đang sử dụng máy nhám thùng kích thước lớn nhất (1300 mm).

Giấy nhám thùng

Máy nhám thùng đang chà nhám cửa phòng ngủ, cửa mặt tiền…

2.2 Giấy nhám cuộn

Giấy nhám băng (cuộn) là loại nhám có kích thước nhỏ thông thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống. Giấy nhám gỗ được đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn. Loại giấy nhám cuộn thường được dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh. Hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.

Giấy nhám cuộn

2.3 Giấy nhám tờ

Giấy nhám tờ là loại giấy nhám có kích thước hiện nay là 230 x 280 mm. Chúng được sử dụng để chà nhám mặt phẳng bằng tay một cách thủ công hoặc máy rung cầm tay. Chủ yếu là phục vụ quá trình xả nhám trong quá trình sơn PU, sơn giả cổ… là chính.

Giấy nhám tờ

3. Phân loại giấy nhám theo độ cát

Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point). Nhằm phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám).

  • P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
  • P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
  • P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
  • P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
  • P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
  • P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.

Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, trên thị trường chúng tôi còn thấy các nhà sản xuất chào bán nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400. Trong ngành sản xuất gỗ nói chung, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất.

Đăng bởi: Thuan Phu Wood
Chuyên mục: Kỹ thuật

Bài liên quan

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Đều thuộc phân khúc gỗ cao cấp, không ít người băn khoăn giữa việc chọn gỗ gõ đỏ hay gỗ óc chó để đóng nội thất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai loại gỗ này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn: Nội dung Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Xuất xứ Chủ yếu từ Đông Nam Á, châu Phi....

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

Gỗ căm xe và gỗ lim đều cùng chung nhóm gỗ cứng, có độ bền cao và thường được sử dụng trong nội thất và ngoại thất. Tuy nhiên, mỗi loại có đặc điểm riêng phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 loại gỗ này, có thể sẽ rất...

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

Gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá đều là dòng gỗ tự nhiên thuộc nhóm gỗ quý, rất ưa chuộng để làm nội thất nhờ độ bền cao và vẻ đẹp sang trọng. Dẫu vậy hai loại gỗ này có nhiều điểm khác biệt về màu sắc, vân gỗ, độ cứng và giá thành. Cùng phân tích chi tiết sự khác nhau của 2...

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Gỗ ngoài trời là loại vật liệu cần thiết phục vụ cho việc trang trí hay đóng đồ ngoài trời như: bàn ghế hồ bơi, sàn gỗ sân vườn, cửa gỗ ngoài trời và các công trình nhà chòi sân vườn. Loại gỗ này đòi hỏi có khả năng chịu được ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm, mối mọt và...

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Gỗ tự nhiên không chỉ vẻ đẹp về màu sắc cũng như vân của chúng, một số loại gỗ còn mùi thơm đặc trưng. Mỗi loại gỗ mang đến một hương thơm riêng biệt, tạo ra độ nhận diện cho loại gỗ đó. Các bạn có thể tìm hiểu những các loại gỗ có mùi thơm nhất hiện nay thông qua bài...

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa được biết đến là loại gỗ có giá đắt nhất hiện nay. Ắt hẳn mọi người sẽ thắc mắc  gỗ sưa dùng để làm gì mà giá của chúng lại đắt như vậy. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về giá bán; cách nhận biết và mục đích sử dụng của gỗ sưa. Mời bạn đọc...