Cách đánh vecni trên đồ gỗ là 1 cách xử lý bề mặt gỗ đã xuất hiện từ rất lâu trong ngành nội thất gỗ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sơn PU đang có nhiều ưu điểm nổi trội thay thế dần kiểu sơn vecni truyền thống. Tuy vậy, rất nhiều khách hàng vẫn còn rất nhiều ký ức đáng nhớ về 1 cách xử lý bề mặt gỗ bằng hệ sơn vecni. Vậy hãy dành chút tìm hiểu về hệ sơn này cũng như cách đánh bóng bằng sơn vecni dễ hiểu nhất.
Sơn vecni là gì
Sơn vecni là hỗn hợp sơn được pha giữa sơn cánh kiến và cồn 90 độ. Ngâm trong vòng khoảng 1 ngày hỗn hợp sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt. Khi nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy vân óng ánh, được dùng để trang trí bề mặt đồ gỗ nội thất.
Trong đó sơn cánh kiến hay nhựa cánh kiến là một hóa chất do bọ cánh kiến đỏ Kerria lacca thuộc họ Kerriidae tiết ra. Bọ này sống trên thân một số cây gỗ trong rừng ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Sau khi thu hoạch thành phẩm khô, nhựa này được đem hòa tan trong cồn để thu được sơn cánh kiến. Chuyên dùng trong quét lên gỗ cùng các vật dụng khác để tạo lớp vỏ bóng.
1. Ưu điểm của sơn vecni
- Phù hợp với những món đồ có giá trị cao hoặc đồ cần sơn giả cổ
- Màu sơn đẹp, tôn vẻ tự nhiên của sản phẩm.
- Thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe.
- Kết hợp ăn ý với màu nền gỗ, tôn nên vẻ đẹp của từng đường vân.
- Có độ bền cao và dễ dàng làm mới lại.
2. Nhược điểm của sơn vecni
- Màu sắc kém đa dạng, thường chỉ có 2 màu chính là nâu gụ và màu cánh gián.
- Chỉ có thể phủ lớp mỏng lên bề mặt.
- Ngấm rất sâu vào thớ gỗ.
- Kỹ thuật đáng sơn đòi hỏi tay nghề cao, phải làm thủ công là chủ yếu.
- Mất nhiều thời gian để gia công.
Đặc trưng khác biệt lớn nhất của việc đánh bóng đồ gỗ bằng sơn vecni chính là sử dụng hoàn toàn thủ công. Người thợ dùng tay để sơn chứ không sử dụng máy phun như những loại sơn khác. Cũng chính vì thế mà Vecni giúp cho món đồ gỗ được lên màu tự nhiên, chân thật và sáng đẹp như mới.
Hướng dẫn cách đánh vecni lên gỗ
1. Các vật liệu cần chuẩn bị
Để thực hiện tốt quá trình sơn vecni trên gỗ và nhanh hơn trong việc sơn vecni. Thì các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sau:
- Giấy nhám lần lượt các số P180, P240, P320, P400 và P600. Sử dụng càng nhiều cho độ mịn và tinh xảo càng cao. Tùy theo yêu cầu chất lượng và có thể tăng hoặc giảm số lần sử dụng.
- Cục chà nhám (lấy cục gỗ vuông như bàn chải chà quần áo, lấy keo 502 dán nhám vào cục đó rồi nhà) nhằm mục đích đỡ đau tay vì phải chà nhiều lần.
- Cọ để quét vecni
- Dung dịch vecni (mua ở các cửa hàng vật tư chuyên bán sơn và kim khí ngành gỗ)
- Một nùi giẻ và nước sạch không cợn bẩn.
2. Các bước tiến hành sơn vecni trên đồ gỗ
- Bước 1: Tiến hành xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P180, sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch)
- Bước 2: Tiến hành xả nhám bề mặt gỗ bằng nhám P240, sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch). Thêm bước này nhằm mục đích có bề mặt nền phẳng và láng hơn 1 chút, nếu nhám P180 đã cho bề mặt mịn láng đạt yêu cầu rồi thì chuyển hẳn qua bước 3.
- Bước 3: Quét dung dịch vecni bằng cọ lên bề mặt gỗ. Lưu ý, dung dịch vecni khi mua về rất quánh (đặc) do dó ở bước 3 này ta pha 50% dung dịch vecni và 50% nước sạch sau đó quét lên gỗ.
- Bước 4: Đợi dung dịch vecni khô (thường mất 1 buổi hoặc có khi cả ngày). Dùng nhám P320 xả sạch sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
- Bước 5: Tiếp tục quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P400 sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch).
- Bước 6: Tiếp tục quét tiếp vecni lên gỗ, đợi khô và xả nhám P400 sau đó lau sạch bằng nùi giẻ (nhúng nước lau cho nhanh và sạch). Thông thường đến mức nhám 600 là thường có bề mặt láng mịn, bóng đạt yêu cầu.
Qua đây, các bạn cũng hiểu phần nào sơn vecni là gì, cách thức để thực hiện chúng. Hầu như 100% các xưởng gỗ đều không sử dụng cách này để làm bóng bề mặt gỗ. Mà thay vào đó là sơn PU nhất là các sản phẩm có bề mặt lớn như cửa phòng ngủ, cửa mặt tiền hay tủ bếp chẳng hạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được sơn vecni là gì, cũng như cách đánh vecni đơn giản mà ai cũng làm được.