Tổng hợp một số loại gỗ Lào được nhập về nhiều nhất
Gỗ Lào nhập khẩu

Sau khi Lào ban hành Chỉ thị số 15/PM vào tháng 5 năm 2016 thì khối lượng và giá trị gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam đã giảm mạnh. Nhường chỗ cho các loại gỗ châu Phi mở đường nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào đang có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây.  Trong đó tốc độ tăng của gỗ xẻ nhập khẩu lại cao hơn nhiều so với gỗ tròn.

Nét nổi bật của việc mua bán gỗ giữa Lào và Việt Nam

1. Chủng loại

Đa số gỗ tròn nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam là gỗ rừng trồng, ví dụ như gỗ teak (tếch), chiu liu… Trong khi phần lớn gỗ xẻ nhập khẩu về từ Làolà các loài gỗ quý có nguồn gốc từ rừng tự nhiên; ví dụ như: gõ (cà te), lim, căm xe…

2. Cửa khẩu

Gỗ tròn hay gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào được nhập khẩu chủ yếu qua các cửa khẩu đường bộ tại biên giới với Việt Nam. Các cửa khẩu này chủ yếu là ở khu vực Hà Tĩnh, Quảng Trị và Kon Tum.

3. Tính pháp lý

Gỗ nhập khẩu từ Lào được xác định là tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý theo quy định của hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam hiện nay. Do đó khi nhập khẩu gỗ Lào các bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định luật pháp của 2 nước trước khi nhập.

Điểm danh một số gỗ Lào nhập khẩu nổi bật

1. Gỗ teak Lào

Gỗ Lào được nhập khẩu nhiều nhất đó là gỗ teak Lào có khả năng chịu lực rất tốt, có giá trị kinh tế cao. Suốt nhiều năm liền, gỗ teak Lào luôn nằm trong nhóm có chỉ số tiêu thụ và xuất khẩu cao tại Việt Nam. Teak Lào sinh trưởng trong các vùng có khí hậu khắc nghiệt nên tính chất của cây thân gỗ này có sự bền bỉ với môi trường. Nội thất đóng từ gỗ Teak có thể sử dụng lâu dài, bền với tuổi thọ cao. Đặc biệt gỗ teak Lào khi được phơi sáng theo thời gian sẽ càng sáng bóng, vân gỗ lên màu càng rõ nét.

Gỗ teak Lào

Gỗ teak Lào

2. Gỗ lim Lào

Trong các loại gỗ lim nhập khẩu thì gỗ lim Lào thường được đánh giá cao hơn cả. Gỗ lim thuộc loại gỗ nhóm II, cũng là 1 trong 4 loại gỗ tứ thiết rất đình đám tại Việt Nam. Điểm khác biệt của lim Lào đó chính là sinh trưởng trên đất cằn, nên chất gỗ khá đanh cứng cũng như nhiều vân hơn các loại gỗ lim ở vùng khác. Lim Lào thường ưa chuộng để làm cửa gỗ lim Lào, tủ bếp, cầu thang, cột kèo hay nhà gỗ.

Gỗ lim Lào nhập khẩu

Gỗ lim Lào nhập khẩu

3. Gỗ gõ Lào

Bên cạnh các loại gỗ gõ đỏ châu Phi thì gỗ gõ đỏ Lào được nhiều gia chủ quan tâm vì những điểm nổi bật của loại gỗ này mang lại. Gỗ gõ Lào thường nhiều vân gỗ hơn, chất gỗ cứng cũng như đanh hơn. Gõ Lào nhập khẩu về Việt Nam dưới dạng hộp, phách là chủ yếu mà rất ít nhập dạng tròn. Gõ Lào thích hợp làm cửa gõ đỏ Lào, làm tủ bếp, ốp lam ri, đóng bàn ghế…

Gỗ gõ đỏ Lào nhập khẩu

Gỗ gõ đỏ Lào nhập khẩu

4. Gỗ thao lao

Gỗ thao lao còn có tên gọi khác là gỗ xăng lẻ cũng là 1 loại gỗ có họ hàng với gỗ bằng lăng. Gỗ thao lao được nhập khẩu về từ Lào chủ yếu là gỗ hộp được xẻ bằng CD nên khá vuông thành sắc cạnh. Các sản phẩm nội thất từ gỗ thao lao phải kể đến như: bàn ghế, giường ngủ, tủ kệ các loại.

Gỗ thao lao nhập khẩu từ Lào

Gỗ thao lao nhập khẩu từ Lào

Ngoài các loại gỗ kể trên thì nguồn gỗ Lào về Việt Nam khá đa dạng như: gỗ cà chít, gỗ kiền kiền, gỗ chiu liu… Đa số gỗ tròn nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam là gỗ rừng trồng như chiu liu, teak… Trong khi phần lớn gỗ xẻ nhập khẩu là các loài gỗ quý như gõ đỏ, kiền kiền, lim… có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Để nhập khẩu gỗ Lào về Việt Nam cần giấy tờ gì

Gỗ nhập khẩu từ Lào được xác định là tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý theo quy định của cả 2 nước. Để nhập khẩu gỗ Lào về Việt Nam chúng ta thì các bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

1. Đối với đơn vị bán gỗ bên Lào

Bên xuất khẩu ở Lào chuẩn bị các giấy tờ sau:

  1. Giấy đăng ký trồng rừng (đối với gỗ trồng)
  2. Giấy khai thác rừng (đối với gỗ mọc tự nhiên)
  3. Giấy phép vận tải của đơn vị nhận vận chuyển
  4. Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị bán gỗ
  5. Giấy đăng ký thuếcủa đơn vị bán gỗ
  6. Hợp đồng mua bán giữa 2 bên
  7. Invoice (hóa đơn thương mại)
  8. Packing list (danh mục hàng hóa)
  9. C/O (Nếu có)
  10. Phytosanitary

2. Đối với đơn vị nhập khẩu của Việt Nam

Bên nhập khẩu Việt Nam chuẩn bị các giấy tờ sau:

  1. Invoice (hóa đơn thương mại)
  2. Packing list (danh mục hàng hóa)
  3. Hợp đồng mua bán
  4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đầu Lào (phytosanitary đầu Lào)
  5. C/O (Nếu có)
  6. Bảng kê nhập khẩu gỗ mẫu 01 và 03

Sau khi các loại gỗ bạn định nhập từ Lào thỏa mãn các điều kiện giấy tờ ở trên. Các bạn có thể tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần phải thỏa mãn điều kiện công ước CITES. Bởi vì cả 2 quốc gia Lào và Việt Nam đều tham gia vào công ước này. 

Bài liên quan

Đặc điểm của gỗ đỏ MBK tròn được nhập khẩu về từ Nam Mỹ

Đặc điểm của gỗ đỏ MBK tròn được nhập khẩu về từ Nam Mỹ

Gỗ gõ đỏ MKB Nam Mỹ là loại gỗ tròn được công ty chúng tôi nhập khẩu và phân phối với khối lượng lớn tại Việt Nam. Cây gỗ gõ đỏ MKB có màu sắc  sáng cùng với thớ gỗ nổi tom rất đẹp. Với giá thành dễ tiếp cận hơn các dòng gỗ gõ đỏ khác được khai thác từ từ Lào,...

Gỗ lũa một tác phẩm kiệt xuất được tạo ra từ thiên nhiên

Gỗ lũa một tác phẩm kiệt xuất được tạo ra từ thiên nhiên

Đối với những người có niềm đam mê với gỗ thì không thể nhắc đến các sản phẩm nội thất độc đáo như nu gỗ, lũa gỗ. Trong đó gỗ lũa từ lâu đã trở thành một loại đồ gỗ quý hiếm được nhiều người sưu tầm. Dẫu vậy rất ít người hiểu rõ được quá trình hình thành ra gỗ lua...

Các loại gỗ châu Phi nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất

Các loại gỗ châu Phi nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất

Các quốc gia ở châu Phi đang là nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ nhiệt đới quan trọng cho ngành chế biến gỗ tại Việt Nam. Ước tính sẽ có khoảng 1,3 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ mỗi năm được nhập về. Vậy gỗ châu Phi nhập về Việt Nam phổ biến là những loại nào? Khi mua gỗ...