Công ước Cites buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã
Công ước Cites

Các loại gỗ châu Phi như gỗ gõ đỏ, giáng hương, sapele, trắc, cẩm lai… là những loại gỗ nhập khẩu phổ biến. Thị trường châu Phi đang là những nguồn cung nguyên liệu lớn cho ngành nội thất gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là thành viên thứ 121 của công ước CITES. Vậy những mặt hàng nào bị ảnh hưởng khi Việt Nam tham gia công ước này.

Công ước CITES là gì

Công ước CITES (Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) là Hiệp ước quốc tế giữa các chính phủ. Với mục tiêu nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế mẫu vật của các loài động, thực vật hoang dã một cách bền vững trên toàn thế giới.

1. Lịch sử hình thành công ước Cites

Công ước CITES (Conversion on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora); đã được 12 nước dự họp tại Washington (Mỹ) ký kết thông qua ngày 1/3/1973. Công ước này có 25 điều đề cập đến các nguyên tắc chung; các biện pháp và nghĩa vụ của các thành viên. Công ước có hiệu lực từ 1/7/1975. Chúng dùng để quy định các mặt hàng xuất khẩu; nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội các loài động vật, thực vật quý hiếm.

2. Việt Nam tham gia Cites khi nào

Việt Nam gia nhập CITES ngày 20/1/1994 và chính thức trở thành thành viên thứ 121 của Công ước vào ngày 20/4/1994. Đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CITES. Đó chính là Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thuộc Tổng cục Lâm nghiệp. Những năm qua, Việt Nam đã tổ chức thực thi tốt các quyền và nghĩa vụ của một nước thành viên. Được Ban thư ký CITES quốc tế xếp vào loại 1 trong việc thực thi Công ước. Hoạt động gây nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã ngày càng phát triển trên khắp cả nước. Với trên 6.000 cơ sở, gây nuôi và trồng cấy hơn 70 loài động vật, thực vật hoang dã.

Cites certificate

Hình ảnh 1 CITES certificate điển hình

Hàng năm kim ngạch buôn bán mẫu vật các loài động, thực vật hoang dã trên thế giới lên tới hàng tỷ đô la Mỹ. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã trong buôn bán rất đa dạng và phong phú. Dễ dàng bắt gặp từ động vật, thực vật sống đến các bộ phận, dẫn xuất và sản phẩm được sản xuất từ chúng như thực phẩm, len, dạ, dụng cụ âm nhạc, gỗ, vật lưu niệm, thuốc… Mức độ buôn bán động vật, thực vật hoang dã ngày càng tăng cùng với các nhân tố khác làm mất sinh cảnh sống dẫn đến suy giảm quần thể của một số loài. Ngày nay, CITES quy định bảo vệ trên 30.000 loài động, thực vật ở các mức độ khác nhau. Bằng các quy định kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế các mẫu vật của chúng.

Xin cấp phép Cites ở đâu

Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có liên quan đến các sản phẩm động thực vật hoang dã. Bạn có thể liên hệ một số cơ quan sau để được hướng dẫn thủ tục cấp Cites tại Việt Nam:

1. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phía Bắc

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)
  • Nhà A3, Số 2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Tel: +84 (4) 3733 5676
  • Fax: +84 (4) 3734 6742

2. Cơ quan đại diện CITES phía Nam

  • 146 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Tel: +84 (8) 3821 8194
  • Fax: +84 (8) 3915 1120

Trong đó, các cơ quan liên đới để thực thi các chính sách được quy định trong Cites có 5 cục chính. Đó là cục Kiểm lâm, cục Điều tra chống buôn lậu, cục Cảnh sát môi trường, cục Quản lý thị trường và cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đây là 5 cục sẽ căn cứ vào các phụ lục được quy định trong cites nhằm thực thi luật bảo vệ.

Do các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1 và 2 của CITES có thể được bổ sung hoặc chuyển dịch. Do thỏa thuận của các nước thành viên tại hội nghị toàn thể họp 2 năm một lần. Hoặc có thể bỏ phiếu gửi qua bưu điện trong thời gian giữa 2 kỳ hội nghị. Nên sẽ có 1 cơ quan đứng ra nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan đến Cites. Các cơ quan này là: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR); Viện Khoa học Lâm nghiệp (FSIV); Viện Nghiên cứu Hải Sản (RIMF) và Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES).

Những mặt hàng gỗ bị ảnh hưởng bởi CITES

Nếu như mảng gỗ công nghiệp có các chứng nhận như chứng nhận E1 hay chứng nhận Carb P2. Thì gỗ tự nhiên cũng có khá nhiều chứng nhận liên quan. Trong đó phải kể đến là công ước Cites. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gỗ không có gì lạ về công ước này. Dưới đây là 1 số loại gỗ tiêu biểu bị ảnh hưởng bởi Cites.

1. Gỗ giáng hương

Như đã biết gỗ hương là loại gỗ quý, chúng nằm trong phụ lục II của công ước CITES. Điều đó đồng nghĩa là các mặt hàng gỗ hương từ châu Phi về đều bị cấm. Ví dụ dễ thấy nhất là ngày 12/11/2017 tại cảng Hải Phòng có 2 container gỗ Hương có nguồn gốc châu Phi bị bắt giữ.

2. Gỗ cẩm lai

Gỗ cẩm lai là loại gỗ cực quý trong các loại gỗ hiện nay; chúng là mặt hàng ưa thích để làm sập ngựa hay bàn ăn nguyên tấm. Cũng như các loại gỗ châu Phi khác; gỗ cẩm lai cũng nằm trong phụ lục II của công ước CITES. Chính vì vậy gỗ cẩm lai hiện cũng đang nằm trong diện cấm nhập khẩu từ châu Phi về.

3. Những loại gỗ châu Phi khác

Một vài loại gỗ châu Phi khác được yêu thích đóng đồ nội thất hoặc thủ công mỹ nghệ bị ảnh hưởng bởi CITES như: Gỗ trắc; gỗ huỳnh đàn; gỗ sưa… Theo quy định, hàng hóa nằm trong danh mục này khi buôn bán phải có giấy phép do cơ quan quản lý CITES ;của các nước thành viên có liên quan cấp.

Bài liên quan

Sàn gỗ chiu liu có màu sắc rất đẹp cùng độ bền cực cao

Sàn gỗ chiu liu có màu sắc rất đẹp cùng độ bền cực cao

Gỗ chiu liu là một loại gỗ tốt thường dùng để làm nội thất như cửa gỗ chiu liu hay làm bậc cầu thang gỗ chiu liu. Trong đó, có 1 sản phẩm rất phổ biến đó chính là sàn gỗ chiu liu. Chúng sở hữu một màu sắc huyền bí, tôn lên sự đẳng cấp cho không gian. Có rất nhiều gia...

Mẫu tủ quần áo gỗ xoan đào đẹp kèm giá bán mới nhất

Mẫu tủ quần áo gỗ xoan đào đẹp kèm giá bán mới nhất

Bên cạnh các dòng tủ quần áo được ưa chuộng như tủ quần áo gỗ óc chó hay tủ quần áo gỗ gõ đỏ được khá nhiều khách hàng quan tâm. Thì có 1 dòng tủ quần áo bán chạy với mức giá vừa túi tiền không kém đó chính là tủ quần áo gỗ xoan đào. Vậy loại tủ quần áo này có những...

Thi công cầu thang gỗ óc chó tự nhiên giá gốc tại xưởng

Thi công cầu thang gỗ óc chó tự nhiên giá gốc tại xưởng

Trong một ngôi nhà khi có từ 1 tầng trở lên đều bắt buộc phải có cầu thang. Đây là nơi di chuyển lên xuống giữa các tầng với nhau. Bên cạnh các loại gỗ để làm cầu thang như gỗ gõ đỏ hay gỗ căm xe thường là loại truyền thống được chọn nhiều. Thì dòng cầu thang gỗ óc...