Khi mà các dòng gỗ cứng đang cạn kiệt và hiếm dần thì nguồn cung gỗ trồng có xuất xứ từ nước ngoài phổ biến hẳn. Những cái tên quen thuộc như gỗ sồi, gỗ ash, mahogy, gỗ óc chó, gỗ poplar… Dần dần được người tiêu dùng Việt Nam biết đến khi quyết định mua sắm nội thất. Trong số đó gỗ bạch dương là cái tên khá mới mẻ, nhưng có tính ứng dụng cực kỳ cao và thông dụng.
Gỗ bạch dương (gỗ poplar) là gỗ gì
Gỗ bạch dương là loại gỗ tự nhiên có tên gọi khác là gỗ poplar, chúng phân bố là dòng gỗ trồng chủ yếu ở phía Đông Hoa kỳ. Tên khoa học của chúng là Populus deltoids.
1. Đặc điểm sinh học gỗ bạch dương (poplar)
Gỗ bạch dương (poplar) có nguồn gốc từ cây Poplar Tulip với dát gỗ màu trắng và có thể có sọc nâu. Tâm gỗ từ màu nâu xám nhẹ đến nâu nhạt. Vân gỗ bạch dương rất thẳng và suôn, lá rụng theo mùa. Dát gỗ chỉ có màu nhạt hơn một chút và thường không có sự khác biệt đáng kể so với lõi gỗ. Nó nhẹ và dễ sử dụng, khiến nó trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các bộ phận nội thất bên trong nhà.
2. Gỗ bạch dương có phải là 1 loại gỗ cứng
Bạch dương không phải là 1 loại gỗ có độ cứng như gỗ lim, căm xe hay gõ đỏ truyền thống. Tuy nhiên, so với các loại gỗ ngoại nhập như sồi, tần bì, gỗ beech thì gỗ bạch dương không hề kém cạnh. Dưới đây là 1 số thông số nổi bật của loại gỗ này:
- Tỉ trọng: 0,42
- Cường độ nén: 5540psi
- Lực bẻ cong: 10100psi
- Độ cứng: 1,58Mpsi
- Thang đo độ cứng Janka là: 540lb
Như chúng ta thấy, tất cả các yếu tố trên của gỗ bạch dương đều ổn. Gỗ có khả năng chịu máy tốt, dính keo tốt, không bị nứt khi đóng đinh và ốc vít. Gỗ khô nhanh và ít bị biến dạng khi sấy. Các thông số này giúp gỗ dương đáp ứng tốt các nhu cầu để đóng các đồ gỗ trong nội thất gia đình.

Gỗ bạch dương (polar) là một trong những vật liệu gỗ thường thấy của xưởng mộc hiện đại. Chúng sẵn có, tương đối rẻ và ổn định về kích thước. Nhờ đặc tính gỗ nhẹ, dễ gia công nên được sử dụng trong mọi thứ từ bình thường đến đồ nội thất cao cấp. Gỗ dễ uốn dẻo, khả năng bám dính khi sơn tốt nên cho bề mặt hoàn thiện khá đẹp.
Gỗ bạch dương có mấy loại
1. Gỗ bạch dương vàng
Gỗ bạch dương vàng được biết đến với tên gọi quốc tế là Poplar Tulip. Loại gỗ bạch dương này phát triển lớn và nhanh. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tấm ván bạch dương xẻ với khổ ván lớn, thẳng. Trên bề mặt tấm ván hầu như không có mắt gỗ. Độ cứng theo thang đo Janka là 540 lbf (khá thấp so với gỗ sồi là 1360 lbf). Đây cũng là loại gỗ bạch dương được nhập khẩu về Việt Nam phổ biến hiện nay.
2. Gỗ bạch dương đa sắc (màu giống cầu vồng)
Đôi khi bạn có thể tìm thấy một số loại gỗ bạch dương có màu đa sắc khá đẹp giống như cầu vồng. Điều đó có được là do gỗ bạch dương hút màu khoáng chất tại nơi nó mọc. Điều này có thể xảy ra do hàm lượng khoáng chất cao trong đất nơi cây mọc. Kết quả là thân gỗ bạch dương có sự pha màu tuyệt đẹp của màu xanh lá cây, nâu, tím và đỏ trên toàn bộ gỗ.
Nhưng cây bạch dương phản ứng với ánh sáng và có xu hướng chuyển sang màu nâu nhanh chóng. Do đó, những mảng màu cầu vồng này sẽ phai dần thành màu nâu xỉn trong vòng một năm. Loại gỗ này ít phổ biến và hầu như không được nhập khẩu về Việt Nam.
3. Quy cách gỗ bạch dương nhập khẩu
Trong 2 loại gỗ bạch dương (gỗ poplar) kể trên thì gỗ bạch dương vàng là loại gỗ được nhập khẩu về Việt Nam. Các thông số tiêu chuẩn gỗ nhập khẩu áp dụng cho gỗ bạch dương như sau:
- Độ dày: 4/4” (25.4mm), 5/4” (32mm), 6/4” (38mm), 8/4” (50.8mm)
- Chất lượng gỗ: loại FAS, 1C và loại 2C. Ngoài ra 1 số đơn vị còn nhập cả hàng chưa rong bìa.
Gỗ bạch dương khi nhập khẩu về Việt Nam thường đạt độ ẩm 8-12%. Đây là loại gỗ đã được sẻ xấy, tẩm chống mối mọt theo tiêu chuẩn Mỹ. Các xưởng sản xuất nội thất chỉ cần mua về và đóng theo hình dáng mình mong muốn.
4. Giá gỗ bạch dương (poplar)
Giá gỗ bạch dương tương đối rẻ và sẵn có với mức giá từ 10 – 12 triệu vnđ/m3. Nếu so với các loại gỗ nhập khẩu như sồi hay tần bì cùng chất lượng, độ dày. Thì giá của gỗ bạch dương khá dễ chịu, phù hợp để làm các sản phẩm nội thất giá rẻ. Giúp bạn có thể gợi ý tới khách hàng của mình các phương án báo giá thi công nội thất tiết kiệm.
Ứng dụng của gỗ bạch dương
Gỗ bạch dương được sử dụng trong nhiều trường hơp, bao gồm:
1. Sản phẩm nội thất
Do tính ổn định, trọng lượng nhẹ và chi phí thấp, gỗ dương thường được sử dụng cho các bộ phận bên trong sản xuất đồ nội thất. Ví dụ như ngăn kéo, vạt giường, khung ghế sofa và các bộ phận tủ quần áo.
2. Ván lạng veneer
Gỗ bạch dương cũng được ứng dụng để bóc ván lạng veneer (gỗ veneer). Ván lạng veneer gỗ bạch dương cũng được sử dụng để ốp lên bề mặt gỗ ghép hay ván ép mdf tăng.
3. Trang trí nhà cửa
Trang trí nhà cửa và đồ gỗ cao cấp thường sử dụng gỗ dương vì nó bền hơn gỗ thông và dễ kiếm hơn nếu không có mắt gỗ. Ví dụ như làm rèm cửa màn sáo, đồ chơi trẻ em hay thùng rượu ngoại.
Gỗ bạch dương rẻ hơn các loại gỗ nhập khẩu như beech, sồi, tần bì hay óc chó. Nhờ giá rẻ cùng với tính sẵn có của loại gỗ bạch dương này. Làm cho chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người thợ mộc. Nhằm mang đến khách hàng của mình 1 giải pháp nội thất với giá rẻ nhất!