Tìm hiểu về thang đo độ cứng Janka của gỗ tự nhiên
Janka test

Khi tìm hiểu các loại vật liệu gỗ để làm nội thất mà bạn muốn sử dụng trong các công trình của mình. Thì độ cứng và độ bền của vật liệu gỗ đó là điều rất quan trọng đầu tiên mà bạn phải lưu ý. Có thể bạn đang thắc mắc rằng để biết độ cứng của vật liệu gỗ thì phải làm thế nào. Tất cả điều đó sẽ có cho bạn với công cụ đo độ cứng của gỗ đó là thang đo độ cứng của gỗ Janka. Đây là 1 thang đo độ cứng của gỗ được quốc tế công nhận, nên bạn hoàn toàn yên tâm.

Thang đo độ cứng Janka của gỗ là gì

Thang đo độ cứng của gỗ Janka là bảng tập hợp một loạt các con số xác định mật độ của một loại gỗ đã được thử nghiệm. Miêu tả khả năng chống lại các tác động lên bề mặt, vết lõm và độ mài mòn của gỗ sau khi thử nghiệm.

1. Lịch sử ra đời của thang đo độ cứng Janka

Thử nghiệm độ cứng Janka được tạo ra bởi nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Áo Gabriel Janka (1864–1932) thực hiện. Tại Hoa Kỳ, phép đo Janka được tính bằng pound-force (lbf). Ở Thụy Điển, nó tính bằng lực kilôgam (kgf) và ở Úc , tính bằng newton (N) hoặc kilonewton (kN).

2. Cách thức đo độ cứng gỗ bằng phương pháp Janka

Phương pháp đo theo thước đo Janka là đo lực cần thiết để nhúng một nửa quả bóng thép có đường kính 11,28 mm (0,444 in) vào một mẫu gỗ. Phương pháp này để lại vết lõm có hình bán cầu với diện tích 100 mm2 trên mẫu gỗ thử nghiệm.

Nguyên lý hoạt động của cách đo Janka

Nguyên lý thử nghiệm độ cứng của cách đo Janka

Với thang đo độ cứng của gỗ Janka thì các thông số đo được càng cao thì khả năng chống sứt mẻ và mài mòn của gỗ càng cao. Xếp hạng độ cứng Janka của gỗ cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy độ cứng của gỗ khi cưa hoặc đóng đinh.

Bảng độ cứng 1 số loại gỗ điển hình

Đa số các loại gỗ phổ biến và dễ tìm thấy trên thế giới đều đã được trải qua thử nghiệm Janka. Từ đó các thông số đo được sẽ được ghi chép lại và lưu hành toàn cầu. Một số loại gỗ như gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ lim… hay các loại gỗ mà chúng ta quen thuộc tại Việt Nam. Đôi khi không được thể hiện trong bảng đo độ cứng của Janka do các loại gỗ này ít phổ biến ở nước ngoài. Dưới đây là bảng đo được cứng của 1 số loại gỗ thông dụng được nhiều quốc gia sử dụng trên thế giới.

Bảng đo độ cứng Janka của gỗ

Bảng đo độ cứng Janka của gỗ

Theo thông số bảng đo độ cứng của Janka ta có thể thấy được gỗ sồi trắng (White Oak) có độ cứng là 1360. Trong khi đó gỗ óc chó (Walnut) có độ cứng là 1010. Điều đó có nghĩa là gỗ sồi sẽ cứng hơn gỗ óc chó theo thử nghiệm của Janka.

Nên chọn gỗ nào theo thước đo Janka

Thực tế đã chứng minh các loại gỗ có chất gỗ cứng thường có thời gian sử dụng bền hơn các loại gỗ mềm. Tuy vậy, không phải bất cứ vị trí nào cũng cần thiết phải sử dụng gỗ cứng. Như vậy sẽ khiến bạn tốn khá nhiều tiền cũng như nguồn nguyên liệu gỗ cứng không phải lúc nào cũng có sẵn cho bạn. Dưới đây là 1 số vị trí mà chúng tôi gợi ý bạn nên sử dụng gỗ cứng.

1. Sàn gỗ

Bỏ qua các loại sàn gỗ rẻ tiền từ gỗ công nghiệp như sàn laminate hay sàn gỗ mdf hoặc hdf. Sàn gỗ thường là nơi chịu va đập nhiều nên bạn cần phải sử dụng các loại gỗ cứng, để hạn chế các vết lõm do vật nặng rơi xuống.

2. Cửa gỗ

Cửa gỗ là loại hình nội thất chuyển động hàng ngày do thao tác đóng mở của người sử dụng tạo ra. Do đó, chúng cần phải có độ cứng nhất định để chống va đập, bên cạnh đó gỗ cứng còn có tác dụng cách âm hiệu quả. Các loại cửa gỗ mà chúng tôi gợi ý đó là cửa gỗ gõ đỏ, cửa gỗ căm xe hay cửa gỗ lim là những loại phù hợp.

3. Cầu thang

Cầu thang cũng là sản phẩm chịu lực khá lớn, nên chúng đòi hỏi phải dùng các loại gỗ tốt. Đặc biệt là các loại tay vịn hay ốp mặt bậc cầu thang là 2 bộ phận chịu lực nhiều nhất.

4. Tủ bếp

Mặc dù tủ bếp thường được đóng cố định vào vách tường ở khu vực phòng bếp. Tuy nhiên, các loại gỗ có độ cứng cao sẽ có khả năng chống thấm, chống mài mòn tốt hơn. Đây là khu vực mà thường xuyên tiếp xúc với hơi ẩm, nhiệt độ thay đổi liên tục. Bạn có thể tham khảo qua các dòng tủ bếp gỗ óc chó hay tủ bếp gỗ gõ đỏ nếu đang băn khoăn tìm loại gỗ đóng tủ bếp.

Trên đây là những thông tin về thước đo Janka thường dùng để xác định độ cứng của gỗ. Hy vọng đã biết thêm một chút về ý nghĩa của tất cả những thông số và xếp hạng của thước đo này. Từ đó bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về những loại gỗ mà bạn sẽ cần cho công trình của mình. Nếu bạn có nhu cầu đóng nội thất và đang băn khoăn tìm loại gỗ nào phù hợp, hãy gọi ngay 0932 12 15 19 để được tư vấn tốt nhất!

Bài liên quan

Da công nghiệp alcantara ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực

Da công nghiệp alcantara ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực

Alcantara là chất liệu da công nghiệp được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo ô tô và nội thất gia đình. Trong lĩnh vực ô tô thì chúng được biết đến là vật liệu bọc ghế ngồi, taplo trung tâm và tapli cửa. Còn trong lĩnh...

Ứng dụng nổi bật của gỗ me tây trong lĩnh vực nội thất

Ứng dụng nổi bật của gỗ me tây trong lĩnh vực nội thất

Thời gian ngắn trở lại đây gỗ me tây được ứng dụng khá nhiều để đóng các sản phẩm nội thất. Nổi bật như mặt bàn nguyên tấm dùng để làm bàn ghế ăn, bàn làm việc, bàn họp. Gỗ me tây cũng xuất hiện khá nhiều ở các chi tiết decor trong các cửa hàng hay quán cafe. Hãy cùng...

Công thức dùng để tính m3 gỗ tròn khi xẻ gỗ tại bãi

Công thức dùng để tính m3 gỗ tròn khi xẻ gỗ tại bãi

Ngày nay các loại gỗ thường thấy như gỗ gõ đỏ, gỗ óc chó, gỗ hương... sau khi khai thác được nhập khẩu về có nhiều dạng. Đó là dạng kiện đã xẻ thành khí, dạng hộp CD chỉ lọc bỏ giác gỗ và dạng gỗ tròn. Nếu như gỗ được đóng thành kiện hay xẻ lốc CD vuông thành sắc cạnh...

LIÊN HỆ

Zalo

0932 12 15 19