1. Home
  2. /
  3. Cửa gỗ
  4. /
  5. Lợi ích khi sử...

Lợi ích khi sử dụng cửa lùa bằng gỗ thay cho cửa mở

Với các căn phòng có diện tích vừa phải thì mỗi khoảng trống trở nên quý giá vô cùng. Nếu như hệ thống cửa gỗ với các thao tác mở xoay 1 góc cố định quanh bản lề thường gây mất không gian. Thì cửa lùa lại phát huy lợi thế của mình khi thao tác đóng mở gọn gàng hơn nhiều. Đặc biệt các không gian nội thất cần phải tính toán làm sao cho phù hợp sử dụng tối đa diện tích sử dụng. Do đó cửa gỗ lùa là 1 giải pháp tối ưu được đông đảo các nhà thiết kế nội thất áp dụng hiện nay cho những đối tượng khách hàng này.

Lợi ích khi sử dụng cửa lùa bằng gỗ

Cửa lùa bằng gỗ là một loại cửa gỗ có thao tác đóng mở trên một ray trượt thay vì quay quanh bản lề cửa gỗ truyền thống. Chúng ta có thể dễ dàng đóng mở cửa bằng cách đẩy nhẹ cho cánh cửa trượt trên ray. Tùy theo thiết kế mà cửa lùa bằng gỗ sẽ đóng về bên trái hoặc bên phải.

1. Tiết kiệm diện tích căn phòng

Cửa gỗ lùa hay còn gọi là cửa gỗ trượt hoặc cửa xếp trượt có khả năng tiết kiệm khá nhiều diện tích nhờ thao tác đóng mở của mình. Đây là loại cửa được mở bằng cách chuyển động trượt dài trên các cánh cửa gỗ trên ray trượt. Có diện tích mở có thể mở được 1/2 đến 2/3 diện tích ô cửa theo phương thẳng của bức tường. Chính vì vậy cửa gỗ lùa thường dùng cho các không gian hẹp nhằm tiết kiệm diện tích. Làm cho các thao tác đóng mở không bị cấn như cửa truyền thống. Từ đó giúp chúng ta dễ dàng bố trí các nội thất khác cạnh cửa mà không lo bị cấn cửa.

2. Là điểm nhấn tạo tính thẩm mỹ 

Có thể thấy cửa gỗ lùa rất phù hợp với các công trình biệt thự sân vườn, nhà phố, nhà lô, penthouse. Cũng như các không trình đòi hỏi về không gian lớn, tầm nhìn rộng. Hay nói đúng hơn là nhà cần phải tiết kiệm diện tích. Cửa gỗ trượt cho phép làm cánh cửa có kích thước cửa gỗ lớn hơn các kiểu cửa mở thông thường. Tạo tính thẩm mỹ với khả năng chịu lực và độ an toàn cao. Với kết cấu chịu lực chính là bộ phụ kiện cửa gỗ ray cửa lùa rất thuận tiện cho việc lau chùi, bảo dưỡng thay cho bản lề cửa thông thường.

Lợi ích của việc sử dụng cửa lùa xếp trượt

Theo gu thẩm mỹ người Việt, thường thấy các thiết kế cửa gỗ cánh lùa chủ yếu được sử dụng làm cửa phòng ngủ hoặc cửa phòng vệ sinh. Sở dĩ như vậy là vì chúng rất tiện dụng giúp cho ta thu hẹp phòng vệ sinh. Cũng như dành khoảng không gian đó để nới rộng các không gian của các phòng chức năng khác. Đồng thời đó cũng là những nơi không đòi hỏi mức độ an ninh cao như cửa đi chính.

Các loại cửa lùa bằng gỗ phổ biến

1. Cửa gỗ lùa 1 cánh

Cửa gỗ lùa 1 cánh là loại cửa thường dùng nhiều nhất cho phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh. Cửa lùa 1 cánh có kích thước lớn có khi lên đến 1m2 mà không sợ bị sệ cánh. Bởi vì toàn bộ trọng lượng của cánh cửa được treo lên ray trượt thay vì treo vào bản lề cửa gỗ.

Cửa lùa phòng ngủ 1 cánh

Mẫu cửa lùa phòng ngủ 1 cánh

2. Cửa gỗ lùa loại 2 cánh xếp trượt

Với những lối đi hành lang thì cửa gỗ lùa 2 cánh cũng được ứng dụng thường xuyên. Hoặc đôi khi các phòng ngủ có lối vào lớn, nhưng bạn lại muốn làm cửa lùa 2 cánh để tạo điểm nhấn. Lúc này cửa gỗ 2 cánh kiểu mở lùa phát huy vai trò của mình 1 cách triệt để nhất.

Mẫu cửa gỗ lùa 2 cánh

Mẫu cửa gỗ lùa 2 cánh bằng gỗ tần bì

3. Mẫu cửa gỗ lùa 4 cánh

Thông thường các kiểu cửa gỗ 4 cánh đa số đều sử dụng kiểu mở xoay quanh bản lề. Tuy nhiên 1 số gia chủ có sở thích đặc biệt đó là mở kiểu xếp trượt. Điều đó chúng ta đều có thể thực hiện được. Bởi vì phụ kiện ray lùa cửa gỗ có những thanh có chiều dài hơn 3m phù hợp với các kiểu cửa lùa 4 cánh.

Mẫu cửa gỗ lùa 4 cánh

Mẫu cửa gỗ lùa 4 cánh

Ngày nay cửa gỗ lùa không chỉ đa dạng trong màu sắc, kiểu dáng khi gia công. Cửa gỗ lùa có tính ứng dụng đa dạng như cửa lùa gỗ cho phòng khách, cửa lùa gỗ cho nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng bếp,phòng thay đồ… Số lượng cánh cửa gỗ lùa thường không hạn chế, do các phụ kiện cửa lùa ngày nay cũng đa dạng, dễ mua hơn.

Một số lưu ý khi đóng cửa gỗ lùa

1. Phụ kiện ray lùa cửa gỗ

Trong cấu tạo của 1 bộ cửa gỗ lùa hay cửa xếp trượt hoàn chỉnh thì phụ kiện ray cửa lùa là món phụ kiện khá quan trọng. Bộ phụ kiện xếp trượt thường đa dạng về các thương hiệu lẫn quy cách. Dưới đây là 1 số thông số về ray lùa chuyên dùng cho cửa trượt bằng gỗ:

  • Chất liệu: nhôm kết hợp sắt sơn tĩnh điện
  • Chiều dày cửa tối thiểu: 30mm.
  • Bánh xe: bằng nhựa tùy chọn 4 bánh, 8 bánh, 10 bánh…
  • Chiều dày ray trượt: 2m, 3m, 4m và 6m.
  • Tải trọng cho phép: lên đến 300 kg.

2. Có làm khung bao cửa lùa không

Đối với cửa gỗ lùa bạn nên làm khung bao cửa gỗ. Một số thiết kế đôi khi quên mất hoặc lược bỏ đi khung bao vì nghĩ chúng không cần thiết khi làm cửa lùa. Tuy nhiên khung bao cửa lùa có tác dụng to lớn đối với bộ cửa lùa như sau:

  • Là nơi bắt ray treo cửa lùa thẩm mỹ hơn bắt vào đà (đà thường là tấm đan betong nên rất khó bắt)
  • Là nơi gắn các thiết bị khóa cửa (cửa lùa thường dùng các loại khóa chuyên dụng)
  • Che đi các cạnh tường xi măng lòi ra khi tiếp giáp với bộ cửa.

Có thể thấy cửa gỗ lùa là 1 giải pháp khá thông minh và tiện dụng hiện nay. Nhiều năm qua chúng tôi luôn có gắng phát triển dòng cửa trượt này với hệ ray cửa trượt có thể dùng cho mọi loại cửa. Từ các loại cửa gỗ nhẹ như cửa nhựa giả gỗ, cửa gỗ hdf cho đến các loại ray tải nặng như cửa sồi hoặc cửa gỗ căm xe, gỗ lim… Cửa lùa được đóng tùy theo sở thích đặt hàng từ phía khách. Nếu quý khách đang tìm 1 đơn vị chuyên và có am hiểu kỹ thuật sâu rộng về loại cửa gỗ lùa. Thì chúng tôi là 1 đơn vị cửa gỗ đáng quan tâm cho bạn. Hãy liên hệ chúng tôi theo số 0932 12 15 19 để chúng tôi tư vấn cũng như báo giá tốt nhất cho quý khách.

 

Đăng bởi: Thuan Phu Wood
Chuyên mục: Cửa gỗ

Bài liên quan

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Đều thuộc phân khúc gỗ cao cấp, không ít người băn khoăn giữa việc chọn gỗ gõ đỏ hay gỗ óc chó để đóng nội thất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai loại gỗ này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn: Nội dung Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Xuất xứ Chủ yếu từ Đông Nam Á, châu Phi....

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

Gỗ căm xe và gỗ lim đều cùng chung nhóm gỗ cứng, có độ bền cao và thường được sử dụng trong nội thất và ngoại thất. Tuy nhiên, mỗi loại có đặc điểm riêng phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 loại gỗ này, có thể sẽ rất...

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

Gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá đều là dòng gỗ tự nhiên thuộc nhóm gỗ quý, rất ưa chuộng để làm nội thất nhờ độ bền cao và vẻ đẹp sang trọng. Dẫu vậy hai loại gỗ này có nhiều điểm khác biệt về màu sắc, vân gỗ, độ cứng và giá thành. Cùng phân tích chi tiết sự khác nhau của 2...

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Gỗ ngoài trời là loại vật liệu cần thiết phục vụ cho việc trang trí hay đóng đồ ngoài trời như: bàn ghế hồ bơi, sàn gỗ sân vườn, cửa gỗ ngoài trời và các công trình nhà chòi sân vườn. Loại gỗ này đòi hỏi có khả năng chịu được ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm, mối mọt và...

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Gỗ tự nhiên không chỉ vẻ đẹp về màu sắc cũng như vân của chúng, một số loại gỗ còn mùi thơm đặc trưng. Mỗi loại gỗ mang đến một hương thơm riêng biệt, tạo ra độ nhận diện cho loại gỗ đó. Các bạn có thể tìm hiểu những các loại gỗ có mùi thơm nhất hiện nay thông qua bài...

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa được biết đến là loại gỗ có giá đắt nhất hiện nay. Ắt hẳn mọi người sẽ thắc mắc  gỗ sưa dùng để làm gì mà giá của chúng lại đắt như vậy. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về giá bán; cách nhận biết và mục đích sử dụng của gỗ sưa. Mời bạn đọc...