Công thức dùng để tính m3 gỗ tròn khi xẻ gỗ tại bãi
Cách tính m3 gỗ tròn

Ngày nay các loại gỗ thường thấy như gỗ gõ đỏ, gỗ óc chó, gỗ hương… sau khi khai thác được nhập khẩu về có nhiều dạng. Đó là dạng kiện đã xẻ thành khí, dạng hộp CD chỉ lọc bỏ giác gỗ và dạng gỗ tròn.

Nếu như gỗ được đóng thành kiện hay xẻ lốc CD vuông thành sắc cạnh rất dễ tính m3 gỗ. Chúng ta chỉ cần lấy các cạnh nhân với nhau là ra được số m3 gỗ cần có. Thì đối với dạng gỗ tròn thì cách tính khó hơn nhiều. Dưới đây là công thức tính m3 gỗ tròn thường được áp dụng. Cũng như những lưu ý khi xẻ gỗ tròn chúng ta cần nắm khi chọn mua dạng cây này tại bãi xẻ. Mời các bạn theo dõi.

Công thức tính m3 gỗ tròn

Hiện nay tại tất cả các bãi xẻ gỗ từ miền Bắc vào miền Nam đều áp dụng 2 cách tính m3 gỗ tròn. Cụ thể 2 cách đó như sau:

Cách 1 (theo kiểu Mỹ)

Cách thứ nhất để tính m3 gỗ tròn là ta dùng công thức sau:

M3 =  hoành đầu x hoành đuôi x chiều dài x 0.7854

Trong đó:

  • Hoành được đo ở đầu khúc gỗ và cuối khúc gỗ
  • 0.7854 là hệ số, được xác định bằng Pi/4

Đối với cách tính m3 bằng công thức này thì thường áp dụng theo kiểu Mỹ. Vì gỗ Mỹ khi khai thác, đa số họ để những lóng cây rất dài. Đặc thù gỗ Mỹ là cây gỗ thường tròn đều dạng hình trụ côn.

Cách 2 (hay áp dụng)

Cách thứ hai để tính m3 gỗ tròn ta thường dùng theo công thức sau:

M3 = hoành (giữa cây) x hoành (giữa cây) x chiều dài x 0.796

Trong đó:

  •  Hoành: được đo ở giữa thân cây 
  • 0.796 là hằng số quy đổi

Trên thực tế thì các loại gỗ tròn khi khai thác hình dáng thân cây thường không tròn đều 1 cách tự nhiên. Hơn nữa khi xẻ gỗ thì các khúc gỗ thường được cắt ngắn lại để đưa lên đà của máy xẻ. Do đó, cách tính m3 gỗ theo cách này thường được áp dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Một số lưu ý khi tính m3 gỗ tròn

Trong quá trình tính toán m3 gỗ tròn, đối với những người chuyên thì không nói làm gì. Nhưng đối với những người không chuyên hoặc mua gỗ tròn lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Dưới đây là 1 số lưu ý nhỏ khi mua gỗ tròn:

1. Hoành gỗ là gì

Từ ngữ hoành cây hay hoành gỗ là từ rất thường được dùng đối để tính m3 gỗ tròn, đôi khi bạn thấy lạ lẫm và không hiểu nó có ý nghĩa là gì. Hoành cây hay hoành gỗ được hiểu là chu vi của khúc gỗ hay khúc cây đó. Trong tiếng Hán thì chữ hoành có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa to tát, rộng rãi, hoặc bề ngang. Chắc hẳn chúng ta đều nghe và hiểu ở toán học có trục tung, trục hoành. Và trục hoành là trục ngang, vuông góc với trục tung. Một số địa phương, nhất là vùng ngoài Bắc lại thay từ hoành thành từ vanh cây. Chúng đều có ý nghĩa là chỉ chu vi khúc gỗ.

Hoành gỗ

2. Trừ giác gỗ khi đo m3 gỗ tròn

Việc trừ dác gỗ khi đo m3 gỗ tròn 1 là thỏa thuận không mang tính chất bắt buộc khi tính m3 gỗ tròn. Đa số gỗ tròn tùy theo khúc gỗ mà có dác dày hay dác mỏng. Khi xẻ thành phẩm sẽ bị hao hụt rất nhiều nếu như chẳng may việc chọn trúng lóng cây có dác dày. Tuy vậy, quy định trừ dác gỗ là điều không phải bắt buộc, mà là thỏa thuận giữa người mua và người bán nhằm duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài.

3. Đối với loại gỗ có hình dáng phức tạp

Một số loại gỗ có hình thù phức tạp, không đồng nhất như gốc cây, rễ cây, thân, cành, lá… Mà không thể đo được kích thước để xác định khối lượng theo 2 cách trên. Thì phương pháp tính là cân trọng lượng theo đơn vị là kilôgam (kg). Và sau đó quy đổi 1.000 kg bằng 01 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi 01 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn.

4. Đơn vị tính m3 gỗ tròn

Đơn vị tính khối lượng gỗ là mét khối (m3), lấy ba số lẻ sau số hàng đơn vị. Đơn vị tính khối lượng củi là ster hoặc cân trọng lượng là kg.

Trên đây là những hướng dẫn cách tính m3 gỗ tròn thường được áp dụng khi xẻ gỗ tại bãi. Đây là công thức tính mét khối gỗ được quy chuẩn và chính xác nhất. Là công thức nằm lòng của tất cả các chủ xưởng mộc khi xẻ gỗ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được quý vị nhiều trong công việc của mình.

Bài liên quan

Gỗ ghép thanh loại vật liệu gỗ có tính ứng dụng cao

Gỗ ghép thanh loại vật liệu gỗ có tính ứng dụng cao

 Nhu cầu sử dụng các món đồ nội thất có giá thành vừa phải tăng cao. Điều đó kéo theo vật liệu gỗ như gỗ ghép thanh từ cao su hay gỗ thông ngày càng rộng rãi. Nhờ loại vật liệu này đóng đồ nội thất cũng rất đẹp mà giá thành lại rẻ. Các ứng dụng phổ biến của gỗ ghép dễ...

Cách phân biệt gỗ mdf và hdf cho người không chuyên

Cách phân biệt gỗ mdf và hdf cho người không chuyên

Khi đặt đóng nội thất từ gỗ công nghiệp, là một người khách hàng bình thường thật khó biết đâu là nội thất đóng bằng gỗ mdf hoặc hdf. Bởi vì khi nhìn vào 2 loại gỗ này chúng ta thấy chúng có nhiều điểm tương đồng. Trong khi đó, giá thành của 2 loại gỗ này khác nhau...

Vì sao hình tượng con dơi lại đại diện cho ngũ phúc

Vì sao hình tượng con dơi lại đại diện cho ngũ phúc

Trên những món đồ nội thất như: trường kỷ, tủ chè hay sập gỗ ... chúng ta thấy khá nhiều hình ảnh ngũ phúc. Đặc biệt các kiến trúc đình, chùa, nhà thờ họ chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh này. Tuy nhiên bạn đã biết ngũ phúc là gì chưa, chúng có ý nghĩa như thế nào? Cũng...

Ngụ ý của chi tiết mai điểu hay sử dụng trong gỗ mỹ nghệ

Ngụ ý của chi tiết mai điểu hay sử dụng trong gỗ mỹ nghệ

Đồ gỗ nội thất nói chung cùng các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ nói riêng vận dụng linh hoạt rất nhiều chi tiết hoa văn điêu khắc. Một trong các chi tiết chúng ta thấy khá nhiều đó là chi tiết mai điểu. Bên cạnh các chi tiết như con nghê hay tứ linh mà chúng ta đã biết trước...

Chạm khắc tứ linh trên đồ gỗ nội thất có ý nghĩa gì

Chạm khắc tứ linh trên đồ gỗ nội thất có ý nghĩa gì

Hình tượng tứ linh xuất hiện nhiều trong các ngành thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt là các sản phẩm đồ gỗ nội thất như bàn ghế, tranh gỗ, phòng thờ... Chúng ta thấy chi tiết tứ linh được sử dụng khá nhiều. Liệu bạn đã bao giờ tự hỏi tứ linh là gì chưa? Cũng như tại sao hình...

Hướng mở cửa chính nên mở vào trong hay mở ra ngoài

Hướng mở cửa chính nên mở vào trong hay mở ra ngoài

Quan niệm của người Á Đông đặc biệt là người Việt chúng ta rất xem trọng nguyên tắc phong thủy. Một trong những sản phẩm nội ngoại thất bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết phong thủy đó là cửa đi các loại. Ngoài việc phải chọn kích thước cửa gỗ đúng phong thủy thì chúng ta...