Khi đặt đóng nội thất từ gỗ công nghiệp, là một người khách hàng bình thường thật khó biết đâu là nội thất đóng bằng gỗ mdf hoặc hdf. Bởi vì khi nhìn vào 2 loại gỗ này chúng ta thấy chúng có nhiều điểm tương đồng. Trong khi đó, giá thành của 2 loại gỗ này khác nhau tương đối nhiều. Nếu như không chuyên, bạn sẽ dễ bị qua mặt bằng các sản phẩm gỗ mdf được tính tiền với giá của gỗ hdf. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức kha khá, đủ để bạn tự tin sắm nội thất mà không sợ bị đánh tráo.
Phân biệt theo quy trình sản xuất
Theo lý thuyết trên giấy tờ, chúng ta phân biệt theo cách thức sản xuất 2 loại gỗ này như sau:
Điểm giống nhau giữa gỗ mdf và hdf
- Đầu tiên: Hai loại gỗ này được xếp chung là loại gỗ công nghiệp, không phải là gỗ tự nhiên.
- Tiếp đó, quy trình sản xuất 2 loại gỗ này khá tương đồng. Chúng được tạo ra từ việc xay nhuyễn các loại gỗ thừa, phế phẩm gỗ, gỗ trồng được khai thác… Sau đó trộn với các loại keo, phụ gia hóa chất. Sau đó được ép thành từng tấm với các kích thước tấm ván gỗ công nghiệp theo tiêu chuẩn chung.
Điểm khác nhau giữa gỗ mdf và hdf
Trên lý thuyết, gỗ mdf và gỗ hdf có những điểm khác nhau về tỷ lệ trộn bột gỗ và phụ gia (keo), đó là:
- Gỗ mdf: viết tắt Medium Density tức mật độ sợi bột gỗ hơn trung bình 1 chút là 75%, còn lại là keo và phụ gia.
- Gỗ hdf: viết tắt là High Density tứ là mật độ sợi cao hơn chút, từ 80 – 85%.
Điều đấy có nghĩa là, ván gỗ mdf sẽ có sợi bột gỗ ít hơn sợi bột gỗ của mdf. Chính vì sợi gỗ nhiều hơn nên gỗ hdf được ép nén dưới áp lực cao hơn. Điều này làm cho gỗ hdf thường cứng hơn gỗ mdf.

Khác nhau về thành phần sợi gỗ
Sự khác nhau giữa giá bán của gỗ mdf và gỗ hdf
Chính vì tỷ lệ sợi gỗ của mỗi loại tấm gỗ khác nhau, áp lực nén khác nhau dẫn đến giá bán của 2 loại gỗ này cũng khác nhau. Cụ thể:
Giá bán của gỗ mdf
- Giá bán của gỗ mdf 3mm: 65.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ mdf 5mm: 110.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ mdf 8mm: 148.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ mdf 12mm: 180.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ mdf 17mm: 260.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ mdf 25mm: 460.000 vnđ/ tấm
Lưu ý: Kích thước phổ thông là 1200 x 2400.
Giá bán của gỗ hdf
- Giá bán của gỗ hdf 8mm: 225.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ hdf 12mm: 320.000 vnđ/ tấm
- Giá bán của gỗ mdf 18mm: 460.000 vnđ/ tấm
Lưu ý: so với ván mdf thì ván hdf ít độ dày hơn. Kích thước phổ thông là 1200 x 2400.
Như vậy khi xét về giá bán chúng ta thấy rằng, giá bán của gỗ mdf thường rẻ hơn giá bán của gỗ hdf rất nhiều lần. Dẫn đến báo giá nội thất của gỗ mdf cũng thường rẻ hơn gỗ hdf. Đây là điều mà nhiều khách hàng thường bị các đơn vị nội thất không uy tín qua mặt, khi dùng gỗ mdf mà báo giá lại ghi là gỗ hdf.
Mẹo nhận biết đâu là gỗ mdf hoặc hdf bằng mắt thường
Để tránh bị các đơn vị bán nội thất không uy tín đánh tráo 2 loại gỗ khi làm nội thất. Chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ 2 loại gỗ này trước khi đặt hàng. Thật sự đối với người không chuyên thì 2 loại gỗ này hao hao nhau, về màu sắc lẫn hình dáng rất khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ có 1 số mẹo nhỏ sau đây:
1. Quan sát bên cạnh gỗ chưa dán
Đại đa số nội thất gỗ công nghiệp thường cắt thành từng tấm, dán cạnh sau đó mang đi lắp ráp tại công trình. Thông thường các cạnh nhìn thấy thì nhà sản xuất thường dán cạnh hoặc sơn bệt che đi cho đẹp. Còn những cạnh khuất phía sau hoặc phía hông tủ lúc chưa lắp sẽ không dán hoặc không sơn. Bạn hãy dòm kỹ các cạnh này, thấy lõi tấm ván thô thì đó là gỗ mdf. Còn lõi tấm ván rất mịn màng, đường cắt ít bị dăm thì đó chính là gỗ hdf.
2. Phân biệt mdf và hdf bằng màu sắc
Một số nhà sản xuất ván nguyên liệu (không phải là xưởng nội thất), tức là nhà sản xuất ra tấm ván nguyên liệu để bán. Họ thường nhuộm màu lõi gỗ để dễ dàng phân biệt gỗ mdf và hdf. Ví dụ có hãng thì nhuộm màu xanh lá cây, có hãng thì nhuộm màu than. Tuy vậy không phải bất cứ nhà sản xuất ván nào cũng nhuộm, ví dụ như gỗ An Cường thì họ lại không nhuộm màu. Bởi vì công đoạn nhuộm màu, sẽ làm ván mang 1 hàm lượng hóa chất nhất định. Cũng như dễ làm gỗ bị ố vàng khi sơn trắng, do tác động với lớp sơn bảo vệ.
3. Yêu cầu giấy tờ xuất xứ
Khi bạn đặt đóng nội thất tại một xưởng mộc nào đó, bạn cũng nên yêu cầu các cơ sở này cung cấp giấy tờ chứng minh cho bạn về lô hàng họ mua. Ví dụ như giấy xuất kho của hãng bán ván, hoặc hóa đơn giá trị gia tăng. Tuy rằng, việc này các cơ sở sản xuất hơi khó chịu vì lộ giá nguyên liệu đầu vào của họ. Nhưng đây cũng là 1 cách mà bạn có thể nhận biết đâu là gỗ mdf, đâu là gỗ hdf nếu như bạn khéo ăn nói.
Trên đây là so sánh chi tiết về gỗ mdf và gỗ hdf bao gồm những điểm giống nhau và khác nhau. Hy vọng, với chút kiến thức sau nhiều năm làm nghề của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn. Giúp bạn tự tin tìm được các cơ sở sản xuất nội thất uy tín, để đóng các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp chất lượng cho gia đình mình.