Kích thước của tấm ván gỗ công nghiệp mdf – hdf phổ biến
Kích thước ván công nghiệp

Khác với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp được sản xuất ra với 1 kích thước nhất định. Khi nắm được kích thước của khổ ván gỗ công nghiệp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định hình kích thước sản phẩm nội thất cần đóng. Cũng như chia tỷ lệ cắt khổ ván trên máy từ đó tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí khi sản xuất. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn kích thước của ván công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

1. Kích thước ván công nghiệp chiều ngang x chiều rộng

Kích thước ván công nghiệp tiêu chuẩn

Kích thước của khổ ván công nghiệp tiêu chuẩn hiện nay là chiều dài 2440 mm và chiều rộng 1220 mm. Đây cũng là kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế của các loại ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, PB, Plywood…

Có một số người thắc mắc tại sao kích thước của ván công nghiệp lại là số lẻ 1220 x 2440 mm thay vì 1m2 x 2m4. Thực ra kích thước ban đầu của chúng được tính theo đơn vị đo lường quốc tế là Feet (Ft). Vì vậy khi sản xuất để phù hợp với quốc tế người ta sử dụng kích thước 1,22 x 2,44 (m) tương đương với 4 x 8 (Ft) là vì vậy.

Kích thước ván công nghiệp vượt khổ

Một số sản phẩm nội thất đặc thù đòi hỏi khổ ván lớn hơn nên một số nhà sản xuất gỗ công nghiệp (ví dụ như gỗ An Cường) đã sản xuất các loại ván vượt khổ. Cụ thể kích thước ván công nghiệp vượt khổ như sau:

  • Kích thước ván mdf kích thước vượt khổ: 1.830 x 2.440 mm (áp dụng cho chiều dày 6/17/25)mm.
  • Kích thước ván hdf kích thước vượt khổ: 1.830 x 2.440 mm (áp dụng cho chiều dày 12/18)mm.
  • Kích thước ván Plywood An Cường phủ Melamine: 1.830 x 2.440 mm (chỉ áp dụng cho ván dày 17mm).

Với quy cách ván công nghiệp quá khổ sẽ giúp cho các xưởng mộc đóng được các sản phẩm có kích thước lớn mà không phải ghép ván nhiều. Đặc biệt là đối với các sản phẩm có phủ bề mặt như melamine hay laminate… Sẽ giúp hạn chế việc lệch vân gỗ khá nhiều nếu như bạn sử dụng ván kích thước tiêu chuẩn để ghép ván.

2. Chiều dày của các loại ván công nghiệp

Ngày nay, công nghệ để sản xuất ra 1 tấm ván gỗ công nghiệp không còn quá khó tiếp cận. Vì vậy nguồn gốc ván công nghiệp không còn chỉ đơn thuần là nhập khẩu về từ Malaysia, Trung Quốc hay Singapore. Ván công nghiệp hiện nay được sản xuất đại trà rất nhiều ở các nhà máy chế biến gỗ tại Việt Nam. Do đó, độ dày của ván gỗ công nghiệp có thể gia giảm sao cho phù hợp với tập quán sản xuất của Việt Nam. Cụ thể độ dày của ván công nghiệp có các độ dày sau:

  • Ván gỗ okal (gỗ MFC) thường có 3 độ dày chính: dày 9 mm, 18 mm và 25 mm.
  • Ván gỗ mdf thường có các độ dày chính: 3 mm, 6mm , 9mm , 17 mm , 18mm và 25 mm.
  • Ván gỗ hdf thường có các độ dày chính: 9mm , 17 mm.
  • Ván gỗ hdf vượt khổ có độ dày chính: 9mm và 18mm.
  • Ván gỗ plywood có các độ dày chính là: 12mm và 17mm.

Như vậy độ dày của ván mdf thường đa dạng hơn các loại ván còn lại như gỗ hdf hay gỗ plywood. Đó là lý do gỗ mdf chiếm gần như đến 80% tỷ lệ sử dụng nếu như khách hàng chọn cho mình gỗ công nghiệp để đóng nội thất.

Khổ ván gỗ công nghiệp

3. Tại sao cần phải nắm được quy cách gỗ công nghiệp

Việc nắm bắt được kích thước ván công nghiệp sẽ giúp được bạn khá nhiều nếu bạn là 1 nhà sản xuất nội thất. Bởi vì:

Lập trình thông số cắt cho máy

Hầu hết các xưởng sản xuất nội thất hiện nay đều cắt ván bằng các máy cắt chuyên dụng như máy Saw Panel hay máy CNC Router. Việc nắm bắt được kích thước ván gỗ công nghiệp sẽ giúp bạn lập trình thông số chính xác. Giúp cắt gần như triệt để các tấm ván mà không bị thừa hay lãng phí.

Thiết kế sản phẩm nội thất thẩm mỹ hơn

Nếu như ở bộ phận sản xuất cần phải biết khổ ván công nghiệp để cài thông số máy. Thì đối với các bộ phận văn phòng như các nhân viên thiết kế thì cần phải nắm các thông số này để thiết kế. Nhằm thiết kế sản phẩm nội thất nằm trong tỷ lệ khổ ván, giúp hạn chế việc nối ván gây mất thẩm mỹ.

Hạn chế được việc cắt thừa ván

Khi nắm được chính xác quy cách ván gỗ công nghiệp như chiều dài x rộng hay chiều dày sẽ giúp bạn tính toán ván 1 cách vừa đủ khi sản xuất. Sẽ giúp xưởng sản xuất tiết kiệm rất nhiều. Hạn chế việc cắt thừa ván, cắt dư ván gây ra lãng phí không đáng có.

Bài liên quan

Mẹo xử lý gỗ bị mối mọt tại nhà đơn giản mà hiệu quả cao

Mẹo xử lý gỗ bị mối mọt tại nhà đơn giản mà hiệu quả cao

Đồ nội thất đóng bằng gỗ luôn mang lại nét đẹp thẩm mỹ riêng nhờ màu sắc kèm vân gỗ chân thật. Tuy nhiên, gỗ là 1 vật liệu thường xuyên xảy ra tình trạng gỗ bị cong vênh hoặc mối mọt tấn công. Để tránh các hiện tượng trên chúng ta cần phải xử lý gỗ ngay từ ban đầu...

Phương pháp xử lý gỗ bị cong vênh 1 cách hiệu quả nhất

Phương pháp xử lý gỗ bị cong vênh 1 cách hiệu quả nhất

Gỗ là một dạng vật liệu không thể thiếu để đóng các vật dụng nội thất chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúng là nguyên liệu thân thiện, có sẵn với nhiều đặc điểm nổi bật. So với các vật liệu như đá, sắt... thì gỗ cũng có một nhược điểm là dễ bị cong vênh. Nếu chẳng may đồ...

Cách sử dụng súng phun sơn chuẩn nhất khi sơn đồ gỗ

Cách sử dụng súng phun sơn chuẩn nhất khi sơn đồ gỗ

Súng phun sơn là 1 sản phẩm ở khâu sơn cùng với các dụng cụ làm mộc ở khâu mộc là thứ không thể thiếu ở bất kỳ xưởng gỗ nào. Sau khi sử dụng súng phun sơn xong điều cần làm mà các thợ sơn phải làm đó là phải vệ sinh súng. Đồng thời bảo dưỡng các phụ kiện liên quan để...