Cùng với các phong cách thiết kế như phong cách minimaslim hay phong cách scandinavian có nhiều sự quan tâm từ khách hàng. Bởi vì các phong cách này có 1 điểm chung là đến từ châu Âu với sự tối giản. Thì nội thất phong cách Vintage hiện rất được chú ý cũng như ứng dụng mạnh mẽ trong các thiết kế nội thất. Với đặc điểm nhẹ nhàng, gần gũi và tiết kiệm của mình. Phong cách thiết kế nội thất Vintage hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một không gian sống tuyệt vời nhất.
1. Phong cách thiết kế vintage là gì
1.1 Định nghĩa
Phong cách thiết kế nội thất vintage là phong cách có sự kết hợp hài hòa giữa sự cổ điển và hiện đại trong thiết kế. Phong cách này phản ánh cuộc sống của con người trong những năm 1950 – 1980. Phong cách Vintage trong bố trí nội thất sẽ cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, một không gian sống với sự hoài cổ, bình dị nhất.
1.2 Lịch sử hình thành
Ra đời từ những năm 1950 giữa thế kỷ XX phong cách Vintage dần được xuất hiện. Vintage là thuật ngữ với nhiều hàm ý khác nhau. Thuật ngữ này có nguồn gốc ở Pháp, tạm dịch rượu và dầu. Ngoài ra Vintage còn được dùng để chỉ những chiếc xe cũ hay các bộ quần áo second-hand… Dần dần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là thiết kế nội thất.
2. Đặc trưng của phong cách vintage
Với những vẻ đẹp đặc trưng riêng của mình, phong cách Vintage sẽ sở hữu những đặc trưng rất riêng mà không thể trộn lẫn. Phong cách thiết kế nội thất vintage có những đặc trưng cơ bản sau:
2.1 Màu sắc chủ đạo
Nếu như phong cách color block nổi bật với việc pha trộn nhiều khối màu sắc với nhau 1 cách đa dạng. Thì phong cách thiết kế vintage chỉ có 3 tone được xem là đặc trưng đó là: màu nâu, màu rêu và màu be. Ngoài ra khi thiết kế thì phong cách này vẫn cho phép phối thêm 1 vài tone màu nhẹ nhàng: màu be, hồng nhạt, xanh dương… Đây đều là những tone màu thể hiện dấu ấn thời gian, sự hoài niệm với cảm giác yên bình và trầm lắng.

2.2 Nội thất trong phong cách vintage
Một trong những yếu tố quan trọng có chức năng khơi gợi nét hoài niệm xưa của phong cách thiết kế vintage đó chính là đồ nội thất. Sản phẩm nội thất thường là bức tranh cũ, đồng hồ xưa hay đèn chùm có tuổi thọ lâu đời. Ngoài ra cũng có thể bắt gặp những bộ cửa gỗ vintage hay những bộ bàn ghế gỗ đã bong lớp sơn phủ… Chất liệu phổ biến gỗ, vải với thiết kế đơn giản với chi tiết gia công không cầu kỳ.

2.3 Yếu tố trang trí
Khó có phong cách nội thất nào có các yếu tố trang trí nhiều không cần theo 1 khuôn khổ và đa dạng như phong cách vintage. Yếu tố trang trí trong phong cách thiết kế nội thất vintage không cầu kỳ, kén chọn. Yếu tố trang trí có thể là bức tường rêu phong, qua thời gian chỉ còn lớp gạch đỏ. Hoặc đơn giản chỉ là những tấm khăn trải bàn đã phai màu… Các yếu tố trang trí này có thể lượm lặt theo sở thích và niềm đam mê của gia chủ. Thông thường thì những người yêu thích phong cách này hay có thói quen sưu tầm đồ secondhand. Những món đồ cổ để có thể sở hữu món đồ có tuổi đời đôi khi còn nhiều tuổi hơn chính mình.

2.4 Ánh sáng ở phong cách thiết kế vintage
Trong phong cách thiết kế nội thất vintage thì ánh sáng cũng được xem là 1 yếu tố trang trí. Tùy từng không gian sử dụng mà gia chủ có thể bố trí ánh sáng một cách sao cho linh hoạt. Ví dụ với không gian yên tĩnh của quán cafe không gian thường sử dụng ánh sáng vàng, ít sáng để tạo cảm giác bình yên, trầm lắng. Còn với nhà ở thì ánh sáng tự nhiên từ những chiếc cửa sổ đẹp được sử dụng nhiều hơn. Nhằm để giao tiếp với tự nhiên cũng như gia tăng sự thông thoáng trong không gian ngôi nhà.

2.5 Chất liệu sử dụng trong vintage
Các chất liệu gỗ rất hay được sử dụng, đa số là các loại gỗ mềm như gỗ me tây hay gỗ xà cừ rất được chuộng. Ngoài ra các chất liệu khác như vải, sắt… cũng là chất liệu phổ biến nhất của phong cách vintage Việt Nam. Một lưu ý nhỏ là với phong cách vintage phương Tây thì gia chủ lại thường hướng đến vải voan, thảm trải sàn, giấy dán tường… Đặc biệt là các vật liệu này hay được in các họa tiết hoa hồng, caro…
3. Lưu ý khi thiết kế nội thất phong cách Vintage
Khi bạn chọn phong cách thiết kế nội thất vintage là phong cách chủ đạo cho công trình mình. Bạn lưu ý 1 số vấn đề sau:
3.1 Chọn vật dụng nội thất phù hợp với thiết kế
Một trong những giá trị của đồ nội thất trong phong cách nội thất vintage đó chính là giá trị lâu đời, tuổi đời càng cao thì giá trị càng lớn. Mặc dù vậy vẻ đẹp và giá trị của không gian nội thất vintage đó là sự thống nhất, đồng bộ. Sự đồng bộ ở đây không chỉ là giữa các đồ vật mà còn là sự thống nhất với phong cách thiết kế ngôi nhà.
3.2 Không nên lạm dụng quá nhiều đồ nội thất trong nhà
Các món đồ nội thất cần được bổ sung theo năm tháng để tạo nên sự mới mẻ và thú vị trong không gian sống ở phong cách vintage. Sai lầm của rất nhiều gia chủ khi theo đuổi phong cách này đó là sưu tầm tất cả đồ cổ hay đồ có giá trị. Với việc làm này vô tình khiến không gian thiếu đồng bộ, luộm thuộm và trở nên nặng nề. Việc sưu tầm cần được đảm bảo tính thống nhất, hài hòa vừa đủ.
3.3 Nên chọn gam màu sáng nhiều hơn
Với không gian ngôi nhà có diện tích nhỏ thì nguồn ánh sáng là vũ khí tuyệt vời giúp cải thiện không gian của mình. Giúp mang đến không gian sống giàu năng lượng, khoáng đạt. Nguồn sáng có thể thông qua cửa sổ, cửa phòng ngủ hay là ánh sáng nhân tạo từ đèn. Ánh sáng cũng đến từ các vật dụng có gam màu sáng. Điều này thích hợp với xu thế hiện đại khi diện tích không gian sống ngày càng nhỏ hẹp.
Vượt qua mọi trào lưu thiết kế khác thì phong cách thiết kế nội thất vintage vẫn tồn tại. Chúng bất biến và ngày càng chứng minh sức hút mãnh liệt của mình. Có thể nói vintage không chỉ là phong cách thiết kế mà là không gian sống mà còn là kỷ niệm, sự tôn vinh giá trị truyền thống. Đến đây chúng tôi tin chắc quý khách đã hiểu phong cách vintage là gì rồi phải không. Hy vọng bạn sẽ thích phong cách này để áp dụng cho ngôi nhà của mình.