Minimalism phong cách thiết kế đẹp theo kiểu tối giản
Phong cách Minimalism

Nếu bạn tò mò hoặc đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về lối sống tối giản trong thế giới hiện đại. Thì phong cách thiết kế minimalism là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Thông qua bài viết dưới đây bạn sẽ tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách thiết kế tối giản. Cũng như những lợi ích, thách thức và một vài ví dụ thực tế để bạn có thể quyết định xem phong cách minimalism có phù hợp với mình hay không.

1. Phong cách thiết kế minimalism là gì

Phong cách thiết kế tối giản minimalism được định nghĩa là một phong cách thiết kế trong đó các yếu tố đơn giản nhất và ít nhất được sử dụng để tạo hiệu ứng tối đa. Phong cách thiết kế tối giản bắt nguồn từ nghệ thuật khi mà tác giả muốn có các đường nét đơn giản. Chỉ một vài màu sắc và sự sắp xếp cẩn thận của các đường nét và màu sắc đó. Gần đây hơn, nó đã trở thành đại diện cho lối sống nhằm mục đích loại bỏ sự lộn xộn khỏi mọi khía cạnh của cuộc sống.

1.1 Lịch sử hình thành minimalism

Phong cách thiết kế tối giản xuất phát từ nghệ thuật của phương Tây sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Chúng được thể hiện rõ nét nhất là các tác phẩm hội họa của họa sĩ người Mỹ gốc Nga Do Thái tên là Mark Rothko.

Ban đầu phong cách này chỉ là phong cách cho một bộ sưu tập dành cho mảng mỹ thuật. Nhưng sau được ứng dụng cho nhiều ngành liên quan nghệ thuật khác từ âm nhạc cho đến thiết kế kiến trúc nội thất. Điển hình là các tác phẩm của nhà soạn nhạc Steve Reich và nhà soạn nhạc Terry Riley.

1.2 Sức hút của phong cách minimalism

Minimalism ảnh hưởng đến tất cả loại hình nghệ thuật cũng như công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20. Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của mình đối với mảng nghệ thuật. Thì phong cách tối giản đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống được gọi là chủ nghĩa sống tôi giản. Chủ nghĩa sống tối giản giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ với những yếu tố cần thiết, xua đuổi bất cứ điều gì mà họ cho là không cần thiết.

2. Đặc trưng của phong cách thiết kế minimalism

Cũng giống như bao phong cách thiết kế nội thất khác như phong cách scandinavian, phong cách indochina, tropical… Thì phong cách thiết kế nội thất minimalism có những đặc trưng cơ bản, khi nhìn vào bạn sẽ nhận ra ngay đó chính là phong cách này. Cụ thể:

2.1 Nguyên tắc it là nhiều (Less is more)

Trong phong cách tối giản chú trọng việc giảm thiểu tối đa việc trang trí không gian nội thất. Phong cách này đi ngược lại với các tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống là tạo ra sự phong phú về nội thất. Trong khi đó phong cách này tập trung tối giản đến mức có thể đồ nội thất và giữ lại không gian trống hoàn hảo.

Nguyên tắc ít là nhiều trong minimalism

Nguyên tắc ít là nhiều trong minimalism

2.2 Hạn chế màu sắc

Một không gian nội thất theo phong cách thiết kế minimalism sẽ có không quá 3 màu: một màu chủ đạo, một màu nền và một màu nhấn. Gam màu trung tính thường được sử dụng trên các mảng tường tạo ra một bức đệm cho các đồ nội thất bên trong.

Màu sắc trong phong cách thiết kế minimalism

Màu sắc trong phong cách thiết kế minimalism

2.3 Ánh sáng trong phong cách minimalism

Khi thiết kế nội thất theo phong cách minimalism thì ánh sáng được coi là một thành phần trang trí quan trọng. Điều này một phần là do sự hạn chế trong việc sử dụng màu sắc. Nhằm mang đến không gian với hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ tốt nhất. Việc chú trọng sử dụng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên nhằm tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ lên các khu vực với những bóng đổ của đồ vật.

Ánh sáng trong phong cách thiết kế minimalism

Ánh sáng trong phong cách thiết kế minimalism

2.4 Chi tiết gia công

Các đồ dùng nội thất như bàn ghế, giường ngủ, tủ kệ, vật dụng trang trí… được hạn chế đến mức tối đa nhưng vẫn đòi hỏi về sự tiện nghi. Hầu hết bàn ghế trong phong cách minimalist đều có hình dạng đơn giản, hài hòa và vô cùng hiện đại. Những đường nét nội thất được đơn giản hóa nhưng vẫn đầy tinh tế.

Chi tiết gia công trong minimalism

Chi tiết gia công trong minimalism

3. Phong cách minimalism có phải là xu thế của tương lai

Mặc dù phong cách thiết kế minimalism có những lợi ích nhất định. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ đạt đến một điểm nhất định về mặt lợi ích. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng chủ nghĩa tối giản không phải là câu trả lời để sống một cuộc sống tốt đẹp và sống có mục đích. Lúc đó bạn sẽ nghĩ tới các phong cách khác, thể hiện được sự sáng tạo, cảm xúc và sự phấn đấu để đạt được mục đích. Thay vì càng đơn giản hóa lối sống, ít vật chất sẽ làm bạn mất dần động lực để lao động, để sáng tạo và vươn lên trong cuộc sống.

Đến đây, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thêm được một phong cách thiết kế nội thất nữa. Nếu bạn đang tò mò mong muốn trải nghiệm về 1 phong cách sống tối giản, cũng như muốn thiết kế nội thất tối giản cho nhà mình. Thì bài viết này có thể là 1 tài liệu có ích để giúp bạn nắm rõ hơn về phong cách này. Quý khách cần tư vấn gì thêm, có thể gọi ngay 0932 12 15 19 để được tư vấn bất cứ lúc nào.

Bài liên quan

Sàn gỗ chiu liu có màu sắc rất đẹp cùng độ bền cực cao

Sàn gỗ chiu liu có màu sắc rất đẹp cùng độ bền cực cao

Gỗ chiu liu là một loại gỗ tốt thường dùng để làm nội thất như cửa gỗ chiu liu hay làm bậc cầu thang gỗ chiu liu. Trong đó, có 1 sản phẩm rất phổ biến đó chính là sàn gỗ chiu liu. Chúng sở hữu một màu sắc huyền bí, tôn lên sự đẳng cấp cho không gian. Có rất nhiều gia...

Mẫu tủ quần áo gỗ xoan đào đẹp kèm giá bán mới nhất

Mẫu tủ quần áo gỗ xoan đào đẹp kèm giá bán mới nhất

Bên cạnh các dòng tủ quần áo được ưa chuộng như tủ quần áo gỗ óc chó hay tủ quần áo gỗ gõ đỏ được khá nhiều khách hàng quan tâm. Thì có 1 dòng tủ quần áo bán chạy với mức giá vừa túi tiền không kém đó chính là tủ quần áo gỗ xoan đào. Vậy loại tủ quần áo này có những...

Thi công cầu thang gỗ óc chó tự nhiên giá gốc tại xưởng

Thi công cầu thang gỗ óc chó tự nhiên giá gốc tại xưởng

Trong một ngôi nhà khi có từ 1 tầng trở lên đều bắt buộc phải có cầu thang. Đây là nơi di chuyển lên xuống giữa các tầng với nhau. Bên cạnh các loại gỗ để làm cầu thang như gỗ gõ đỏ hay gỗ căm xe thường là loại truyền thống được chọn nhiều. Thì dòng cầu thang gỗ óc...