Kính là một loại vật liệu có ứng dụng phổ biến để làm cửa gỗ kính cường lực, cửa sổ, vách ngăn phòng hay lan can cầu thang. Với những người làm nghề như nhôm kính, thợ làm cửa… thì việc phân biệt kính cường lực và kính thường rất dễ dàng. Nhưng với những người không chuyên, nhất là những khách hàng sử dụng hàng ngày thì lại rất khó để nhận ra. Bài bên dưới sẽ giúp bạn tìm thấy những dấu hiệu để nhận biết từ đó phân biệt được 2 loại kính.
Khái niệm cơ bản
1. Kính thường
Kính thường là loại kính tạo ra từ thủy tinh được đun nóng chảy ở một nhiệt độ nhật định. Đến năm 1959, hãng Pilkington Brothers đã phát minh ra một công nghệ sản xuất kính theo phương pháp nổi trên mặt thiếc. Cho tới ngày nay thì đó vẫn là một công nghệ tiên tiến, hoàn thiện hơn cũng như áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chính vì vậy chúng ta thường gọi kính thường là kính nổi là vì thế.
2. Kính cường lực
Kính thường vẫn còn tồn tại các điểm còn han chế như độ trong không cao, dễ bị trầy, không chống lóa và dễ vỡ nếu có tác động mạnh. Kính cường lực là một dạng kính thông thường, được gia nhiệt đến ngưỡng biến dạng 650 độ C. Sau đó chúng được làm lạnh một cách đột ngột bằng khí nén. Mục đích của công đoạn này là tăng ứng suất bề mặt của kính (tăng độ cứng). Đồng thời tăng sức căng và tăng khả năng chống chịu lực, va đập mạnh. Kính cường lực cũng có khả năng chịu được tải trọng lớn và hạn chế vỡ do ứng suất nhiệt.

Dấu hiệu nhận biết kính cường lực
So với kính thường thì kính cường lực sẽ mất thêm một công đoạn gia nhiệt. Từ đó làm tăng thêm chi phí sản xuất, thời gian sản xuất. Cho nên giá kính cường lực bao giờ cũng cao hơn giá kính thông thường. Với các cơ sở sản xuất kém chuyên nghiệp họ hay sử dụng kính thường để thay cho kính cường lực. Với những người không có chuyên môn rất khó để nhận ra. Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết được đâu là kính cường lực.
1. Tem cường lực
Tất cả kính cường lực phải bắt buộc in tem cường lực vào kính sau khi đã cường lực theo tiêu chuẩn của Bộ Công Thương. Một bộ tem bao gồm: logo nhà sản xuất, chữ “Tempered Glass”, và tiêu chuẩn của kính cường lực. Nếu như bạn không tìm thấy tem này trên tấm kính mà bạn đang sử dụng cho cửa của mình thì đó là kính thường.

Tem kính cường lực
2. Gia công sau cường lực
Khác với kính thường thì kính đã cường lực sẽ không:
- Không tiến hành khoan, cắt hay mài cạnh được.
- Khi nhìn nghiêng, bề mặt tấm kính cường lực sẽ không phẳng như loại kính thường.
- Dùng búa gõ nhẹ lên tấm kính cường lực thường tạo tiếng vang hơn so với loại kính thường.
3. Sự khác nhau sau khi vỡ
Kính cường lực sau khi vỡ thường sẽ rất vụn dạng hình hạt lựu nhỏ. Còn kính thường sau khi vỡ sẽ là những vệt dài với hình dáng không xác định. Chính điều này làm kính cường lực an toàn hơn, giảm thiểu khả năng sát thương hơn nếu chẳng may bị vỡ.

Kính cường lực khi vỡ (bên trái) và kính thường (bên phải)
So sánh kính cường lực và kính thường
Để so sánh kính cường lực và kính thường ta thường sử dụng 1 số tiêu chí như sau
1. Độ bền
Khi 2 tấm kính (thường và cường lực) có cùng độ dày thì kính cường lực có khả năng chịu lực cao gấp khoảng 3-4 lần. Kính cường lực có được điều này là do ứng suất lên bề mặt kính đã được ép lại làm các mạch liên kết cực nhỏ được kết hợp với nhau. Bề mặt kính cường lực có khả năng chịu được rung chấn, sức gió, sự va đập mạnh. Với cấu tạo đặc biệt đó, loại kính này còn có tên gọi kính cường lực cách âm. Điều đó lý giải vì sao khi làm cửa sổ, cửa cách âm thường sử dụng loại kính này.
2. An toàn
Kính thông thường khi vỡ sẽ tạo thành các mảnh vỡ to, sắc, có khả năng gây sát thương cao. Ngược lại thì kính cường lực bị vỡ sẽ tạo thành các mảnh vỡ tròn riêng biệt, không nhọn, cạnh không sắc. Lẽ đó sẽ không gây sát thương cho người dùng hay không làm hư hỏng đồ đạc bên cạnh.
Thêm vào đó thì kính cường lực còn có khả năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố đặc biệt là ở các vị trí cửa vòng ngoài hay cửa 2 lớp chẳng hạn. Trải qua quá trình tôi luyện thì kính cường lực đã giúp đảm bảo độ an toàn, tính cơ học của kính. Cho nên kính cường lực được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc hay trang trí nội thất.
3. Sốc nhiệt
Kính cường lực có khả năng chịu tốt những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ của môi trường. Khả năng chịu sốc nhiệt của kính cường lực cao gấp khoảng 3 lần so với kính thường. Với kính thường nếu thay đổi từ 40-50 độ cũng có thể làm kính thường vỡ. Nhưng với kính cường lực có thể chịu được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ lên tới 150 độ C mà không vỡ.
Ứng dụng của kính cường lực trong nội thất
Với cấu tạo riêng biệt, kính là 1 loại vật liệu ngày càng được sử dụng ở nhiều công trình.
1. Vị trí nên dùng kính thường
Kính thông thường thường được sử dụng ở các vị trí mà không yêu cầu độ an toàn cao. Những vị trí này cũng không yêu cầu về khả năng cách âm, cách nhiệt. Có thể kể đến như nhà dân, trang trí, ở tầng thấp trong 1 công trình…
2. Vị trí nên dùng kính cường lực
Kính cường lực còn được sử dụng làm lan can kính cho cầu thang, lồng vào cửa đi hay cửa sổ. Đặc biệt khi làm cửa sổ tầng cao bạn cũng nên chú ý kết hợp sử dụng song bảo vệ cửa sổ cho an toàn hơn. Kính cường lực còn được ứng dụng làm vách tắm kính, kính phản quang, kính hộp… Tùy vào từng hạng mục công trình cụ thể mà việc sử dụng kính sẽ có sự linh hoạt.
Với bài viết này chúng tôi mong rằng bạn đã nắm được cách phân biệt giữa kính cường lực và kính thường. Tựu chung trên đây là những yếu tố cơ bản nhất để phân biệt kính. Sau khi phân biệt được công năng của chúng bạn có thể chọn loại vật liệu phù hợp nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về loại kính này đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất bạn nhé!