Kiến thức về gỗ bằng lăng và ứng dụng trong đời sống
Gỗ bằng lăng Lào

Gỗ bằng lăng là một loại gỗ khá quen thuộc có họ hàng với gỗ thao lao. Tuy nhiên những kiến thức về loại gỗ này không phải ai cũng biết.  Cùng tìm hiểu về vây gỗ bằng lăng, đặc điểm sinh thái của cây bằng lăng;  gỗ bằng lăng có tốt không, thuộc nhóm mấy qua bài viết sau.

Đặc điểm của gỗ bằng lăng

1. Gỗ bằng lăng là gỗ gì

  • Tên thường gọi: Gỗ bằng lăng, bằng lăng Tím, bằng lăng nước
  • Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa .
  • Tên tiếng Pháp là Lilas des Indes, tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen ‘s Crape-myrtle, Pride of India, Queen ‘s flower.
  • Họ thực vật: Thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia – một tông chi lớn thảo mộc nước to). Họ hàng thân thuộc với gỗ thao lao.

2. Đặc điểm sinh thái của gỗ bằng lăng

Cây gỗ bằng lăng có xuất xứ từ vùng rừng nước Ấn Độ. Đây là một loại thực vật thuộc chi tử vi. Gỗ bằng lăng có chiều cao trung bình từ 10 tới 15m, thuộc loại cây thân gỗ. Vỏ cây thường có màu nâu đen. Cây gỗ bằng lăng cho tán lá rậm, thường hay rụng lá vào mùa khô. Lá cây bằng lăng có chiều dài tới 20cm, nhẵn, cứng và có hình bầu dục; phần cuống lá to dài, thường nhọn ở đỉnh và tròn ở gốc.

Hoa của cây bằng lăng mọc thành chùm có tán khá là lớn, cho hoa đẹp. Chúng thường có cành tràng màu hồng nhạt hơi nhám, cứng và hạt có những cánh mỏng. Quả và lá của cây bằng lăng có thể sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Hoa - lá và quả của cây gỗ bằng lăng

3. Gỗ bằng lăng mọc được ở đâu

Ở Việt Nam chúng ta thì  cây gỗ bằng lăng là loại cây mọc hoang (ngày nay được trồng khá nhiều). Cây thường phân bố chủ yếu ở những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum bạn cũng bắt gặp gỗ bằng lăng sinh sống và phát triển.

Ngoài ra, tại vùng rừng núi các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai… Thì cây bằng lăng cũng được chọn trồng vì thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp. Hiện nay, cây bằng lăng được ưa chuộng trên tất cả các tuyến phố để xây dựng cảnh quan đô thị, cho bóng mát và lọc sạch không khí.

Bằng Lăng là loại cây có nhiều điểm tương đồng với gỗ căm xe. Chúng thường sinh sống chủ yếu trong những kiểu rừng khô rụng lá, nửa rụng lá đối với loại Bằng Lăng nước. Đây là loại cây đòi hỏi có độ đất dày, sâu và có độ ẩm cao. Bên cạnh đó, cây bằng lăng còn là cây đạt biên độ sinh thái khá rộng, thường hay mọc tại ven hồ, ven sông suối, ven các đầm nước ngọt. Cây thường phân bố tại những nơi có độ cao không quá 700m trên mực biển.

4. Gỗ bằng lăng thuộc nhóm mấy

Theo bản phân chia các nhóm gỗ của Việt Nam thì Bằng Lăng có nhiều giống khác nhau. Căn cứ vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm, độ quý hiếm. Dựa theo sự phân chia này nên chúng được xếp vào nhóm I và nhóm III cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Gỗ bằng lăng cườm (còn gọi là bằng lăng Ổi).
  • Nhóm 3: Gỗ bằng lăng tím và bằng lăng nước.

Trong số các loại bằng lăng thì bằng lăng cườm là loại giá trị nhất. Là loại gỗ nhóm I nên rất được ưa chuộng để đóng các đồ nội thất trong gia đình như bàn ghế, giường tủ.

5. Giá của gỗ bằng lăng bao nhiêu tiền 1m3

Hiện nay, gỗ bằng lăng ở nước ta dùng để khai thác lấy gỗ chủ yếu là dòng gỗ bằng lăng cườm. Chúng còn rất ít vì bị khai thác nhiều, phục vụ lợi ích kinh tế lớn. Giá gỗ bằng lăng cườm có giá từ 14.000.000đ tới 20.000.000đ/m3.

Còn lại giá của gỗ bằng lăng tím và bằng lăng nước là dòng gỗ trồng cảnh quan, nên giá giao động từ 50.000 vnđ – 100.000 vnđ/ cây con. Giá bằng lăng bonsai thì tùy thuộc vào thế của cây.

Gỗ bằng lăng có mấy loại

Như đã biết gỗ bằng lăng có rất nhiều loại thuộc nhiều nhóm gỗ khác nhau. Vì có sự khác biệt nhau về nhóm gỗ dù cùng một tên gọi. Nên các tính chất vật lý, vân gỗ và màu sắc của gỗ bằng lăng cũng khác nhau. Cụ thể:

1. Gỗ bằng lăng cườm

Gỗ bằng lăng cườm có tên gọi khác gỗ bằng lăng ổi hoa trắng, cây sang, cây săng lẻ, gỗ bằng lăng trắng. Đây là dòng gỗ bằng lăng rừng. Cây bằng lăng cườm có hoa rất đẹp, thân cành dẻo dai, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Chính vì thế gỗ bằng lăng cườm thường được sử dụng trồng để trang trí làm khuôn viên; làm khuôn bao cửa gỗ, làm cánh cửa gỗ hoặc làm sàn gỗ, làm tàu thuyền.

Bằng lăng cườm

2. Bằng lăng tím

Bằng lăng tím là loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím,… và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh.

Cây gỗ bằng lăng tím lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài. Chúng có cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, răng reo màu tím hồng.

Bằng lăng tím

3. Gỗ bằng lăng nước

Gỗ bằng lăng nước là loài bằng lăng gần giống bằng  lăng hoa tím; chúng có ở vùng nhiệt đới đã được dùng trong y học ở châu Mỹ, Ấn Độ, Philippines,… để trị bệnh tiểu đường. Lá láng bóng loài bằng lăng này chứa Corosolic acid ở mức cao (Corosolic acid là một hóa chất thực vật nổi tiếng làm hạ mức đường trong máu). Trong Y học truyền thống châu Á dùng lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường.

Cây gỗ bằng lăng nước

Trong số các loại gỗ bằng lăng trên thì bằng lăng cườm có ứng dụng nhiều trong ngành nội thất. Gỗ bằng lăng có đặc điểm là dẻo, mềm vừa phải rất thuận lợi cho việc chế tác. Màu vàng tự nhiên của gỗ mang vẻ đẹp hiện đại thích hợp làm khung các sofa… Vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn, khả năng chống mối mọt, cong vênh tương đối tốt.

Ứng dụng của gỗ bằng lăng trong thực tế

1. Trong ngành nội ngoại thất

Gỗ bằng lăng cườm chịu được lực nặng, nước, khá bền bỉ khi làm sàn gỗ sẽ tạo một không gian thoải mái, thoáng đãng, gần gũi. Gỗ bằng lăng không bị cong vênh hay rạn nứt. Khi sử dụng bạn có thể thoải mái lau chùi không sợ bị trầy xước. Chính vì thế chúng thường được ứng dụng để làm:

  • Các sản phẩm cửa phòng đẹp, làm khung ngoại chịu lực.
  • Làm các sản phẩm bàn ghế, giường tủ cũng rất đẹp
  • Đặc biệt là làm nhà yến vì chúng là loại gỗ ít gây mùi.

2. Trong ngành cảnh quanh – bonsai

Gỗ bằng lăng tím và gỗ bằng lăng nước có sắc hoa đẹp, ít sâu và rụng lá. Gỗ bằng lăng tím được yêu thích trong các thiết kế phong cảnh dành cho nhà có khuôn viên hoặc trong thành phố, dọc theo các con đường, khu dân cư, công viên, xí nghiệp…. để tạo không khí trong lành. Ngoài ra, chúng còn được yêu thích làm bon sai sinh vật cảnh.

Đến đây, chúng tôi đã chuyển tải đến quý vị toàn bộ kiến thức về gỗ bằng lăng. Đặc điểm, phân loại, giá bán cũng như ứng dụng của loại gỗ này trong thực tế. Hy vọng chúng sẽ giúp ích được quý vị trong việc tìm kiếm thông tin về loại gỗ này. Hẹn gặp lại quý vị trong các bài tư vấn sau.

Bài liên quan

Đặc điểm của gỗ đỏ MBK tròn được nhập khẩu về từ Nam Mỹ

Đặc điểm của gỗ đỏ MBK tròn được nhập khẩu về từ Nam Mỹ

Gỗ gõ đỏ MKB Nam Mỹ là loại gỗ tròn được công ty chúng tôi nhập khẩu và phân phối với khối lượng lớn tại Việt Nam. Cây gỗ gõ đỏ MKB có màu sắc  sáng cùng với thớ gỗ nổi tom rất đẹp. Với giá thành dễ tiếp cận hơn các dòng gỗ gõ đỏ khác được khai thác từ từ Lào,...

Tổng hợp một số loại gỗ Lào được nhập về nhiều nhất

Tổng hợp một số loại gỗ Lào được nhập về nhiều nhất

Sau khi Lào ban hành Chỉ thị số 15/PM vào tháng 5 năm 2016 thì khối lượng và giá trị gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam đã giảm mạnh. Nhường chỗ cho các loại gỗ châu Phi mở đường nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào đang có xu...

Gỗ lũa một tác phẩm kiệt xuất được tạo ra từ thiên nhiên

Gỗ lũa một tác phẩm kiệt xuất được tạo ra từ thiên nhiên

Đối với những người có niềm đam mê với gỗ thì không thể nhắc đến các sản phẩm nội thất độc đáo như nu gỗ, lũa gỗ. Trong đó gỗ lũa từ lâu đã trở thành một loại đồ gỗ quý hiếm được nhiều người sưu tầm. Dẫu vậy rất ít người hiểu rõ được quá trình hình thành ra gỗ lua...