Gỗ là nguyên liệu để chúng ta sản xuất ra các sản phẩm mỹ nghệ hay nội thất sử dụng phổ biến ở các gia đình. Quá trình gia công tạo nên một sản phẩm nội thất đẹp không hề dễ dàng. Nhất là các vết đen trên gỗ khiến không ít người đang đau đầu về vấn đề xử lý chúng. Làm thế nào để bề mặt gỗ trở nên sáng bóng mà không có các vệt màu đen khó chịu. Hãy dành chút thời gian tham khảo qua bài viết này.
1. Nguyên nhân các vết đen lại xuất hiện trên gỗ
Các vết đen xuất hiện trên thớ gỗ thường có các nguyên nhân sau:
Gỗ bị thấm nước lâu ngày
Các loại gỗ tự nhiên thường có chứa một lượng axit tannic tự nhiên rất cao. Các đốm đen được hình thành khi gỗ tiếp xúc với kim loại và hơi ẩm. Điều này gây ra phản ứng hóa học giữa axit tannic và nước. Phản ứng hóa học này sẽ để lại những đốm đen trên gỗ của bạn. Đặc biệt là đối với các gỗ mềm có màu sáng như gỗ tần bì, gỗ sồi, gỗ thông là những loại có màu sáng. Hiện tượng các đốm màu đen này thường sẽ nhìn rất rõ.
Nhựa gỗ từ trong thớ gỗ
Trong quá trình xẻ gỗ, khi gỗ chưa khô hẳn mà chúng ta xếp chồng các tấm gỗ lại với nhau. Nhựa gỗ từ tấm này sẽ dính vào tấm khác, nếu chúng ta phơi gỗ mà xếp quá sát nhau. Cũng sẽ gây ra các hiện tượng đốm đen xuất hiện.
Do quá trình sinh trưởng của cây
Một trường hợp nữa là do quá trình sinh trưởng của cây cũng tạo nên các đốm đen hay mắt đen trên gỗ. Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng mà các đốm đen này nhiều hay ít, đậm hay nhạt. Bản chất của mọi cây gỗ đều có các loại vân gỗ xuất hiện theo từng năm cây sinh trưởng. Vân gỗ ở trong lõi gỗ thường có màu sẫm và thay đổi theo khí hậu và thời tiết. Các cây gỗ có tuổi thọ càng lâu thì vân gỗ càng nhiều đồng thời xác xuất các mắt đen xuất hiện càng rõ nét.

Hình ảnh gỗ óc chó bị thấm nước đen 1 phần
2. Vì sao phải xử lý vết đen trên gỗ
Quá trình gia công 1 sản phẩm nội thất hoàn chỉnh trải qua nhiều bước khác nhau. Trong đó có công đoạn xử lý các vệt đen trên gỗ. Bởi vì những lý do rất đơn giản như sau:
- Bề mặt gỗ trông đẹp hơn.
- Vân gỗ không bị ngắt quãng do các vệt đen gây ra.
- Ngăn không cho vệt đen lan rộng theo thời gian
- Tăng giá trị sản phẩm.
Để đóng ra 1 món nội thất hoàn chỉnh là quá trình dài, trải qua nhiều công đoạn và khá phức tạp. Người thợ mộc hay thợ sơn PU cần đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi tay nghề chuyên sâu ở từng công đoạn của mình làm. Việc xử lý bề mặt gỗ là một công đoạn hết sức quan trọng. Nó quyết định chất lượng sản phẩm và trị giá thẩm mỹ của mọi đồ gỗ.
3. Cách xử lý khi có nhiều vân đen trên gỗ
Để sản phẩm đồ gỗ nội thất hay đồ gỗ mỹ nghệ có bề mặt bên ngoài hoàn mỹ nhất. Thì bạn có thể tham khảo phương pháp xử lí vân đen trên gỗ bên dưới đây nếu bạn gặp phải tình huống này.
Bước 1: Tẩy gỗ
Tẩy gỗ là phương pháp dùng chất tẩy gỗ để sơ chế bề mặt. Khi cần loại bỏ các mắt đen trên gỗ thì dùng chất tẩy gỗ có thể làm mờ và giảm bớt các dấu vết. Lưu ý chúng ta cần sử dụng liều lượng chất tẩy gỗ phù hợp để tránh gây hư tổn bề mặt gỗ.
Bước 2: Phủ lót
Khác với các loại gỗ không có vân đen, thì trường hợp này chúng ta dùng lót trắng. Bằng cách sử dụng sơn lót màu trắng phun lên các vân đen trên gỗ vừa tẩy. Hãy phun đều tay khắp bề mặt của gỗ.
Bước 3: Tem màu
Sau khi dùng lót trắng xử lý nền gỗ có vân đen, bạn hãy dùng tinh màu gỗ sơn lại bề mặt. Nên pha màu theo từng loại cây gỗ sao cho giống nhất, rồi cẩn thận vẽ lại vân gỗ. Các vân gỗ được vẽ lại sẽ tạo độ tự nhiên cho sản phẩm gỗ sau khi xóa bỏ các mắt đen.
Bước 4: Hoàn thiện
Bước cuối cùng để kết thúc gia công xử lí vân đen trên gỗ ta cần phủ thêm 1 lớp sơn lót theo chỉ định. Sau đó đợi sơn lót khô và sơn bóng để tạo độ bóng cho bề mặt gỗ. Như vậy các lỗi mắt đen sẽ hoàn toàn biến mất và được thay thế bằng bề mặt vân vẽ theo yêu cầu.
Bài viết trên đây chia sẻ phương pháp xử lý vân đen hay vệt đen do thấm nước trên gỗ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hy vọng đây là những thông tin thú vị và bổ ích giúp bạn để khắc phục các khó khăn cho những ai gặp phải vấn đề này.