1. Home
  2. /
  3. Vật liệu
  4. /
  5. Ván gỗ MDF là...

Ván gỗ MDF là gì và ứng dụng của ván MDF trong thực tế

Chúng ta thường thấy gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất  hiện đại ngày nay. Thường thấy nhiều nhất là ứng dụng trong nội thất chung cư, nhà phố, nội thất văn phòng . Được xem là một dòng nguyên lệu ra đời nhằm mục đích thay thế cho gỗ tự nhiên khi mà gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm dần. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên hay không? Hãy cùng tìm hiểu ván MDF là gì, ứng dụng của chúng trong ngành nội thất gỗ là gì nhé!

Tìm hiểu về cấu tạo chung của gỗ MDF

1. Gỗ mdf là gỗ gì

Gỗ mdf là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

2. Cấu tạo của ván gỗ MDF

Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Còn nếu xét về cấu tạo vật lý thì MDF có những tính chất cơ lý cơ bản như sau:
  • Tỷ trọng ( kg/m 3)
  • Độ bến uốn gãy (MOR) (đơn vị MPa)
  • Modul uốn (MOE) ( đơn vị MPa)
  • Độ bền liên kết nội (đơn vị MPa)
  • Lực giữ đinh vít ( đơn vị N)
  • Độ trương nở trong nước ( tính theo phần trăm tỷ lệ )
  • Độ hấp thụ nước ( %)
  • Độ bền chịu nước (MOR,MOE của sản phẩm ngâm trong nước)
  • Lượng formaldehyde thải ra (ppm)

3. Quy trình sản xuất gỗ MDF

Như đã biết, gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ sự kết hợp của bột gỗ và phụ gia hóa chất được xay nhuyễn. Sau đó trải qua các công đoạn xử lý cần thiết và ép thành tấm có kích thước phổ biến nhất. Dưới đây là hình ảnh miêu tả quá trình đó (Quy trình này là giống nhau cho cả gỗ mdfc, mdf và gỗ hdf, chỉ khác nhau ở công đoạn chia tỷ lệ và trộn phụ gia):
Quy trình sản xuất ván mdf và ván hdf
Khi nhắc đến quy trình trộn phụ gia trong việc sản xuất ván gỗ MDF, sẽ có hai kiểu quy trình sản xuất trộn phụ gia để làm ra ván MDF. Đó là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt.
+ Quy trình khô: Trong quy trình này thì keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
+ Quy trình ướt: Với quy trình sản xuất ướt thì bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm ván MDF được đưa qua cán hơi ở nhiệt cao như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Các loại ván gỗ MDF phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, nhu cầu sử dụng tấm gỗ mdf rất đa dạng. Từ trơn cho đến phủ màu melamine hay veneer vân gỗ. Chính vì thế có rất nhiều chủng loại mdf ra đời để đáp ứng từng công năng khác nhau. Dưới đây là liệt kê các dòng sản phẩm mdf đó.

1. Gỗ mdf trơn

Gỗ mdf trơn được hiểu là các tấm ván mdf thành phẩm chưa được phủ bề mặt. Các xưởng mộc hay xưởng mộc mua về gia công thành hình dáng mong muốn. Sau đó tự sơn màu theo ý thích của mình.

Ván mdf trơn

2. Gỗ mdf phủ melamine

Gỗ mdf phủ melamine được hiểu là các tấm ván mdf thành phẩm đã được phủ bề mặt melamine. Các xưởng nội thất mua về gia công thành hình dáng mong muốn mà không cần phải sơn phết lên sản phẩm. Gỗ melamine có khá nhiều màu sắc từ màu trơn 1 màu cho đến các màu vân gỗ để chọn.

Gỗ mdf phủ melamine

3 Gỗ mdf phủ laminate

Gỗ mdf phủ melamine được hiểu là các tấm ván mdf thành phẩm đã được phủ bề mặt laminate. Các xưởng nội thất mua về gia công thành hình dáng mong muốn mà không cần phải sơn phết lên sản phẩm. Tương tự gỗ mdf phủ melamine thì gỗ laminate cũng có khá phong phú kiểu màu và vân gỗ để cho khách chọn.

Gỗ mdf phủ laminate

4. Gỗ mdf phủ Acrylic

Gỗ mdf phủ acrylic được hiểu là các tấm ván mdf thành phẩm đã được phủ bề mặt Acrylic. Các xưởng nội thất mua về gia công thành hình dáng mong muốn mà không cần phải sơn phết lên sản phẩm. Dòng gỗ acrylic có ưu điểm là có bề mặt bóng cao, dễ lau chùi, chống trầy xước và rất hiện đại.

Dòng gỗ Acylic bóng gương

5. Gỗ mdf lõi xanh chống ẩm

Gỗ mdf lõi xanh chống ẩm được hiểu là dòng ván mdf cao cấp (còn được gọi là gỗ HMR). Các tấm ván mdf thành phẩm đã được thêm phụ gia kháng ẩm, và được nhuộm thành màu xanh. Các xưởng nội thất mua về gia công thành hình dáng mong muốn sau đó sơn theo ý thích. Ván mdf lõi xanh cũng có thể được phủ melamine, laminate hay carylic tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

Gỗ mdf lõi xanh

Lưu ý việc nhuộm màu xanh để các nhà sản xuất dễ phân biệt đâu là mdf thường và đâu là mdf kháng ẩm. Chứ không phải hoạt chất tạo ra lớp kháng ẩm là màu xanh. Ví dụ như gỗ An Cường thì họ không nhuộm màu xanh cho ván mdf kháng ẩm của mình.

Ván mdf dùng có tốt không

Ván công nghiếp nói chung và ván mdf nói riêng đều là loại ván được sản xuất bởi quá trình trộn ép các phụ gia công nghiệp. Đa số các loại ván công nghiệp đều tồn dư hàm lượng formaldehyde trong gỗ . Đây là hợp chất có hại cho sức khỏe con người, là tác nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo. Để chọn gỗ mdf thực sự tốt chúng tôi khuyên bạn nên chọn mua từ các nhà cung cấp có các chứng chỉ sau:

1. Ván mdf đạt chứng nhận E1

Ván mdf đạt chứng nhận E1 là loại ván mdf thải ra ít hơn 0,1 ppm formaldehyde vào không khí xung quanh. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng toàn cầu bắt nguồn từ các nước liên minh châu Âu.

2. Ván mdf đạt chứng nhận Carb P2

Tương tự ván mdf đạt chứng nhận carb p2 là loại ván mdf thải ra ít hơn 0,11 ppm chất formaldehyde. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào năm 2007.

Tất nhiên MDF ra đời đều được nghiên cứu và trải qua nhiều quá trình thử nghiệm và chúng có ích mới được sử dụng. Việc thải ra các chất độc hầu như chỉ thấy ở các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, kém chất lượng không có quy trình QC đúng chuẩn. Chính vì lẽ đó, pháp luật của các nước phương Tây như Mỹ, Canada, Anh, Hungary… rất khắt khe. Bắt buộc các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất khi bán các sản phẩm đóng từ gỗ mdf qua nước mình. Phải cam kết dùng các loại MDF thải ra formaldehyde theo tiêu chuẩn mà họ đang áp dụng.

Ứng dụng của ván gỗ mdf

Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia của từng loại gỗ mdf. Mà chúng ta có thể sử dụng chúng vào việc sản xuất các đồ dùng nội thất gia đình và văn phòng, kho xưởng, trường học, bệnh viện… Nếu gỗ mdf được làm từ sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì có thể dùng dùng cho một số yêu cầu ngoài trời. Cho các nơi ẩm ướt hay làm cửa gỗ phòng ngủ công nghiệp. Hoặc dùng cốt để tiếp tục dán ván lạng veneer lên hay hoặc trang trí bằng cách phủ melamine lên bề mặt.

Còn trong nội thất gia đình hầu như chúng chỉ dành cho các đối tượng khách hàng muốn tiết kiệm chi phí khi mà các sản phẩm đóng từ gỗ tự nhiên khá cao. Bạn có thể mua 1 chiếc tủ bếp gỗ sồi giá 30 triệu đến 40 triệu. Nhưng với MDF thì chỉ bằng 1/2 giá đó là sở hữu được rồi. Được xem là sản phẩm có cấu tạo ảnh hưởng khá lớn bởi hóa chất công nghiệp. Tuy vậy ván gỗ MDF được cân nhắc có nên sử dụng hay không vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trên đây là toàn bộ thông tin gỗ mdf là gì đến bạn tham khảo. Cũng như các thông tin về cách sản xuất ván mdf, các loại ván mdf hiện có. Từ đó bạn xác định được nên chọn loại gỗ gì để làm nội thất cho gia đình của mình. Mọi thắc mắc quý khách có thể gọi vào Hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đăng bởi: Thuan Phu Wood
Chuyên mục: Vật liệu

Bài liên quan

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Đều thuộc phân khúc gỗ cao cấp, không ít người băn khoăn giữa việc chọn gỗ gõ đỏ hay gỗ óc chó để đóng nội thất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai loại gỗ này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn: Nội dung Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Xuất xứ Chủ yếu từ Đông Nam Á, châu Phi....

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

Gỗ căm xe và gỗ lim đều cùng chung nhóm gỗ cứng, có độ bền cao và thường được sử dụng trong nội thất và ngoại thất. Tuy nhiên, mỗi loại có đặc điểm riêng phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 loại gỗ này, có thể sẽ rất...

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

Gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá đều là dòng gỗ tự nhiên thuộc nhóm gỗ quý, rất ưa chuộng để làm nội thất nhờ độ bền cao và vẻ đẹp sang trọng. Dẫu vậy hai loại gỗ này có nhiều điểm khác biệt về màu sắc, vân gỗ, độ cứng và giá thành. Cùng phân tích chi tiết sự khác nhau của 2...

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Gỗ ngoài trời là loại vật liệu cần thiết phục vụ cho việc trang trí hay đóng đồ ngoài trời như: bàn ghế hồ bơi, sàn gỗ sân vườn, cửa gỗ ngoài trời và các công trình nhà chòi sân vườn. Loại gỗ này đòi hỏi có khả năng chịu được ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm, mối mọt và...

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Gỗ tự nhiên không chỉ vẻ đẹp về màu sắc cũng như vân của chúng, một số loại gỗ còn mùi thơm đặc trưng. Mỗi loại gỗ mang đến một hương thơm riêng biệt, tạo ra độ nhận diện cho loại gỗ đó. Các bạn có thể tìm hiểu những các loại gỗ có mùi thơm nhất hiện nay thông qua bài...

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa được biết đến là loại gỗ có giá đắt nhất hiện nay. Ắt hẳn mọi người sẽ thắc mắc  gỗ sưa dùng để làm gì mà giá của chúng lại đắt như vậy. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về giá bán; cách nhận biết và mục đích sử dụng của gỗ sưa. Mời bạn đọc...