Hầu hết các sản phẩm nội thất đóng theo vách tường đều phải đóng theo dạng module. Bởi vì các sản phẩm này thường có kích thước lớn, hình dạng không theo 1 khuôn khổ nhất định. Do để để thuận tiện vận chuyển cũng như bưng bê ngoài công trình bắt buộc phải đóng thành module. Nhất là với các thiết kế nội thất cho nhà hẹp; nhà chung cư hoặc vận chuyển lên gác. Vậy đóng nội thất tủ bếp module có gì khác so với kiểu thông thường, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài sau nhé.
Tủ bếp module là tủ bếp gì
Tủ bếp module có nghĩa là tủ bếp đã được đóng sẵn theo khối. Tủ bếp đóng theo kiểu Module là các khoang được đóng thành những khối riêng biệt. Sau đó ghép lại cạnh nhau thành một chiếc tủ bếp hoàn chỉnh tại công trình. Ưu điểm của những chiếc tủ bếp đóng theo kiểu Module đó là đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực rất tốt và thẩm mỹ cao. Đồng thời việc sửa chữa, thay đổi kết cấu, thiết kế của tủ bếp khi khách hàng có nhu cầu di chuyển tủ bếp tới vị trí khác cũng khá dễ dàng.
1. Có phải chỉ mỗi gỗ công nghiệp mới đóng dạng module
Tủ bếp đóng theo kiểu module thường áp dụng cho các công trình đòi hỏi khiêng vác lên cao. Mà đặc thù của các dạng công trình này là sử dụng các dòng gỗ công nghiệp như: gỗ mdf hay gỗ hdf. Bởi vì các dòng gỗ công nghiệp này thường có kết cấu dạng tấm phẳng phù hợp để đóng tủ bếp dạng module.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể bắt gặp các dạng tủ bếp đóng bằng gỗ tự nhiên. Các dòng tủ bếp gỗ tự nhiên như tủ bếp gỗ óc chó hoặc tủ bếp gỗ gõ đỏ, căm xe… Đây là những dòng tủ bếp được làm từ các loại gỗ có tỷ trọng nặng. Nếu đóng thành cụm lớn sẽ rất khó bưng bê hay vận chuyển.
2. Kích thước của tủ bếp module bao nhiêu là hợp lý
Kích thước của 1 module tủ bếp thường được đóng làm sao để sức người có thể nâng được. Nhất là các cụm module tủ bếp trên, cần phải đóng có trọng lượng vừa phải để dãng treo tủ vào tường. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến kích thước tủ bếp đóng theo dạng module làm sao vừa với thùng xe khi vận chuyển ra công trình.

Quá trình lắp ráp các modul lại tại công trình
Modul đóng sẵn rất dễ vận chuyển, tháo ra khi cần. Tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất vì các modul sản xuất hàng loạt (sản xuất ra để đó, có khách hàng là đưa vào thiết kế thế là xong). Rút ngắn thời gian sản xuất từ lúc ký hợp đồng đến lúc lắp đặt.
Kỹ thuật đóng tủ bếp theo dạng module
Tủ bếp mô-đun không chỉ tốt hơn vì quan điểm thiết kế tiện lợi cho những công trình có nhiều chi tiết gia công. Nó còn là một các bắt buộc bạn phải thiết kế theo cách đóng module để tổ chức không gian tốt hơn. Nếu bạn đã sẵn sàng thực hiện dự án thiết kế tủ bếp kiểu mô-đun tại nhà, đây là hướng dẫn phù hợp dành cho bạn:
1. Đo đạc
Đo đạc là 1 công tác bắt buộc khi bạn đóng bất kỳ 1 món đồ nội thất nào. Bạn phải đến công trình xem xét kích thước các mảng tường, góc cột, sàn nhà, trần nhà… Sau đó tổng hợp chúng lại để về lên thiết kế bản vẽ tủ bếp. Lưu ý, đối với các hệ tủ bếp dưới xây bê tông thì bạn nên đo kỹ các cột chống, tấm đan đỡ mặt đá. Vì tủ dưới xây bê tông thường không đóng dạng module được.
2. Thiết kế bản vẽ
Thiết kế bản vẽ tủ bếp đóng theo dạng module là công tác rất khó đòi hỏi KTS phải am hiểu. Thiết kế phải tính toán làm sao 1 khối mô-đun không nặng quá, cũng không to quá để vận chuyển và lắp đặt. Khi thiết kế nội thất bất kỳ 1 món đồ gỗ nào, sản phẩm đóng 1 cách hoàn hảo không phải sữa chữa là do khâu này.
3. Triển khai sản xuất
Sau khi bản vẽ thiết kế đã được thống nhất với khách hàng, không có bất kỳ điều chỉnh hay thay đổi gì. Chúng ta chuyển bản vẽ đó xuống cho bộ phận sản xuất. Những người thợ mộc căn theo bản vẽ đó, tiền hành pha gỗ và đóng theo từng module tủ bếp mà bản vẽ yêu cầu. Bước này, bạn lưu ý phải đánh dấu thứ tự từng module để ra công trình còn biết mà tìm.
4. Lắp đặt tủ bếp module tại công trình
Đây là bước cuối cùng để bạn hoàn thiện 1 bộ sản phẩm tủ bếp đóng theo dạng module. Những người thợ thi công sẽ tiến hành lựa chọn và rải đều các module được đánh dấu trước đó. Tiến hành liên kết các module lại với nhau thành 1 khối thống nhất. Sau khi ráp thành 1 khối thống nhất, tiến hành lắp phụ kiện bếp, đá ốp bếp, máy hút mùi tủ bếp… Cuối cùng là sơn dặm hoàn thiện và tiến hành bàn giao sản phẩm.
Lưu ý khi đóng tủ bếp dạng mô đun
Module được định nghĩa là 1 dạng khối độc lập, riêng lẻ. Tủ bếp đóng theo kiểu module được đóng thành những khối riêng biệt sau đó sẽ dùng các mối liên kết ghép lại với nhau thành một bộ tủ bếp hoàn chỉnh. Vì vậy, khi thực hiện đóng tủ bếp bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
1. Khảo sát công trình thật kỹ
Bạn cần phải cử các nhân viên kỹ thuật có khả năng đo đạc tốt. Nắm bắt được các kích thước trần, sàn, dầm, điện nước hiện hữu. Để về triển khai bản vẽ thiết kế không bị sai lệch so với kích thước thực tế.
2. Tránh bị double vách
Khi thiết kế tủ bếp module rất nhiều người từ người thiết kế đến người thợ sản xuất bị lỗi này. Họ thường làm duoble vách (nhân 2 lần vách) dẫn đến tổng thể không gian sử dụng hẹp lại. Không những vậy bạn sẽ tốn nguyên liệu hơn mà công năng sử dụng lại giảm đi một cách đáng kể.
3. Đánh dấu các module khi sản xuất
Một bộ tủ bếp module thường có khá nhiều khối tạo thành. Vì vậy bạn nhớ đánh dấu các module này khi sản xuất xong. Có như vậy, khi ra công trình bạn dễ dàng tìm kiếm để liên kết các khối lại với nhau. Tránh mất thời gian tìm kiếm cũng như lắp lộn khối module do bạn quên đánh dấu.
Trên đây là những thông tin về tủ bếp module mà chúng ta thường gặp khi thi công tủ bếp. Nếu quý khách cần yêu cầu báo giá thi công nội thất cho hệ tủ bếp module, vui lòng gọi 0932 12 15 19. Chúng tôi luôn muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Các sản phẩm được đóng có kết cấu chắc chắn, chất lượng cao nên đường chỉ cạnh sắc nét nhất.