Khi đóng tủ bếp chúng ta thường quan tâm nhiều đến kiểu dáng của tủ bếp. Bên cạnh đó chúng ta thường dành nhiều thời gian để ý đến kích thước tủ bếp tiêu chuẩn hơn là cấu tạo của chúng. Tuy nhiên khi chúng ta hiểu về cấu tạo tủ bếp sẽ giúp bạn thiết kế nội thất nhà mình một cách chính xác hơn. Nếu bạn chưa biết cấu tạo của tủ bếp bao gồm những gì, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích.
Cụ thể, cấu tạo của tủ bếp tiêu chuẩn có các thành phần sau:
1. Tủ bếp dưới
Tủ bếp dưới là là hệ tủ bếp được đóng thành cụm sau đó đặt trên mặt sàn của phòng bếp. Với công dụng là nơi lưu trữ, đặt các thiết bị như chậu rửa, bếp nấu, máy rửa bát. Ngoài ra, tủ bếp dưới ngày nay còn tích hợp các phụ kiện thông minh như kệ góc, kệ gia vị tủ bếp hay kệ xoong nồi chén dĩa…

Thợ chúng tôi thi công tủ bếp dưới
2. Tủ bếp trên
Tủ bếp trên là một loại tủ được thiết kế nằm ở phía trên bếp nấu, được treo trực tiếp vào tường. Tủ bếp trên có công dụng chính là tăng không gian lưu trữ đồ dùng, thực phẩm. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi dùng để chứa máy hút mùi và lắp các tiện ích thông minh như giá nâng chén bát, đèn led hay các thiết bị khác.

Cấu tạo tủ bếp trên
So với tủ bếp dưới thì tủ bếp trên có ít các phụ kiện thông minh để gắn hơn. Tuy vậy, nếu trần nhà bạn không quá cao bạn cũng có thể đóng tủ bếp kịch trần để tăng khả năng lưu trữ. Ngoài ra, với 1 số gia chủ có truyền thống thờ cúng thì nơi đây cũng là nơi đóng bàn thờ ông táo để thờ cúng. Với các mẫu tủ bếp có bàn thờ ông táo ở tủ bếp trên, khi thiết kế thì cũng cần tuân theo 1 số quy tắc nhất định.
3. Tủ che tủ lạnh
Trong cấu tạo của tủ bếp thì tủ che tủ lạnh là hệ tủ được thiết kế bao quanh chiếc tủ lạnh nhằm tăng tính thẩm mỹ cho cả cụm tủ. Thay vì bạn để 1 chiếc tủ lạnh đơn độc nhìn rất mất thẩm mỹ, thì tủ che tủ lạnh sẽ xóa đi điều đó. Mặc dù khi đóng tủ bếp có tủ che tủ lạnh sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí, nhưng điều đó rất cần thiết.

Mẫu tủ bếp chữ I gồm tủ che tủ lạnh
4. Các bộ phận cấu tạo tủ bếp khác
Ngoài ra, để sử dụng tủ bếp được thì bạn cần phải đặt thêm các sản phẩm sau:
4.1 Mặt đá bếp
Mặt đá bếp là 1 bộ phận cấu tạo không thể thiếu khi đóng tủ bếp, đây là mặt đỡ để chúng ta sử dụng hằng ngày. Là nơi để khoét lỗ chứa bồn rửa chén, bếp nấu, mặt đỡ để các dụng cụ nấu nướng hằng ngày. Giá thi công đá ốp bếp tùy thuộc theo chủng loại của đá mà có giá thành thi công khác nhau.
4.2 Kính màu ốp bếp
Khi nhìn vào cấu tạo của 1 bộ tủ bếp hoàn chỉnh chúng ta sẽ thấy giữa bếp dưới và bếp trên sẽ có 1 khoảng hở từ 50 – 80cm. Nếu chúng ta để trống chỗ này thì nhìn rất mất thẩm mỹ. Cũng như rất khó vệ sinh hay lau chùi do khi nấu sẽ bị dầu mỡ bắn vào. Vì vậy chúng ta thường sử dụng kính màu ốp bếp để che lấp đi khoảng hở này. Sẽ có rất nhiều màu sắc cũng như độ dày để chúng ta chọn theo sở thích.

Tủ bếp căm xe sử dụng kính màu ốp bếp
Nếu bạn không thích sử dụng kính màu để ốp bếp, thì bạn cũng có thể sử dụng đá để ốp khoảng giữa này. Thông thường thì chi phí ốp bếp bằng đá sẽ thường có giá cao hơn ốp bằng kính màu.
4.3 Tủ đựng lò nướng – vi sóng
Một số thiết kế bếp ngày nay rất chú trọng đến việc sử dụng các đồ điện tử, cụ thể như lò nướng và lò vi sóng. Nếu như gia đình bạn quyết định sử dụng 2 vật dụng này, thì cần phải thiết kế tủ để chứa chúng. Lẽ đó, bạn nên nhớ đừng quên chi tiết cấu tạo tủ bếp này khi tìm xưởng đặt đóng tủ bếp nhé.
4.4 Tủ đựng đồ khô
Nếu bạn là 1 người thích lưu trữ nhiều thực phẩm cho gia đình thì không thể nhắc đến tủ đựng đồ khô trong cấu tạo của tủ bếp. Tủ đựng đồ khô là 1 hệ tủ trống với kích thước vừa để lắp các thiết bị đồ khô bằng inox. Bạn nhớ nhắc xưởng đóng nội thất đóng chi tiết này, để tránh sau này muốn lắp thiết bị tủ đồ khô lại không có chỗ lắp.
Trên đây là toàn bộ các chi tiết cấu tạo thành 1 cụm tủ bếp hoàn chỉnh để bạn có thể sử dụng được. Hiểu được cấu tạo này, bạn dễ dàng định vị được các vị trí cầu đóng. Cũng như sẽ phác thảo được hình dáng ban đầu của tủ bếp. Ngoài ra, hiểu được cấu tạo này cũng sẽ giúp bạn xác định được giá tủ bếp chính xác hơn.