Độ ẩm chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng dù bạn phơi gỗ hay sấy gỗ. Đây chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đồ gỗ nội thất sau này Vì thế. Lẽ đó hiểu biết về cách kiểm tra độ ẩm của gỗ sẽ giúp bạn biết cách chọn được nguyên liệu đầu vào tốt nhất.
Độ ẩm gỗ là gì
Độ ẩm của gỗ được hiểu là tỷ lệ phần trăm của nước còn tồn tại trong gỗ sau khi trải qua quá trình sấy gỗ hoặc phơi gỗ. Độ ẩm gỗ cũng là một yếu tố quyết định đến chất lượng đồ gỗ nội thất khi gia công.
1. Công thức tính độ ẩm của gỗ
Cho du là gỗ nguyên khối hay gỗ đã xẻ thành phách thì phải có mức độ ẩm nhất định. Công thức tính độ ẩm của gỗ được tính như sau:
MC% = (Gs-Ggo)/Ggo × 100%
Trong đó:
- MC% là độ ẩm tuyệt đối của gỗ
- Gs là trọng lượng của gỗ ướt
- Ggo là trọng lượng gỗ đã sấy khô
2. Tiêu chuẩn độ ẩm gỗ cho phép
Qua một quá trình dài nghiên cứu thì tiêu chuẩn độ ẩm của gỗ khô cho phép trong phòng sấy là 8 – 13%. Độ ẩm của gỗ khô sau khi sấy để dài ngày ngoài không khí là 15 – 18%. Điều đó có nghĩa là không phải càng sấy khô gỗ càng tốt đâu nhé. Còn tùy vào các khu vực khác nhau, mục đích sử dụng gỗ sẽ có từng độ ẩm khác nhau.
Công cụ đo độ ẩm cho gỗ
Để đo được độ ẩm của gỗ sau khi phơi hoặc sấy ta dùng 1 dụng cụ chuyên dụng đó chính là máy đo độ ẩm gỗ. Máy đo độ ẩm gỗ là một loại máy chuyên dụng dùng để đo tỷ lệ phần trăm (%) hơi nước trong gỗ gần đúng nhất.
1. Cấu tạo của máy đo độ ẩm gỗ
Đặc điểm cấu tạo chung của máy đo độ ẩm đó chính là ứng dụng công nghệ đo điện trở. Một đầu của máy đo được thiết kế đầu đo có sử dụng các đầu dò cảm biến thông minh. Giúp dễ dàng xuyên qua nhiều thành phần của vật liệu để đưa ra kết quả gần chính xác nhất.
Sản phẩm máy đo độ ẩm còn đo được nhiều các nguyên vật, sản phẩm liên quan đến gỗ, đất, tường bê tông… Máy đo độ ẩm gỗ là những sản phẩm được sử dụng nhiều trong hoạt động công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ nội thất ngày nay.
2. Lý do bạn nên mua máy đo độ ẩm gỗ
Như vậy độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các món đồ nội thất. Đặc biệt là các sản phẩm chịu lực tác động nhiều như cửa phòng ngủ đẹp hay cầu thang, tủ bếp… Nếu như gỗ tồn dư quá nhiều độ ẩm sẽ dẫn đến các hư hại về kết cấu sản phẩm, mỹ quan và tuổi thọ của chúng. Đó là:
- Gỗ không khô sẽ gây hiện tượng nứt nẻ, cong vẹo sau một thời gian sử dụng do sự co giãn của gỗ.
- Độ ẩm còn cao quá trong gỗ sẽ dẫn tới lớp nước sơn bị bong tróc do sự co giãn của gỗ.
- Gỗ không khô còn có thể dẫn đến tình trạng mối mọt và hư hỏng nhanh hơn bình thường.
Do đó các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ hay xưởng mộc cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc tính của gỗ. Từ đó đo được độ ẩm thích hợp với mục đích sản xuất của mình. Từ đó giúp cho sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

Máy đo độ ẩm chuyên dụng
Một điều cần lưu ý là chất lượng gỗ còn phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của môi trường. Với máy đo độ ẩm gỗ bạn sẽ kiểm soát được độ ẩm trong gỗ sau khi sấy hay phơi. Từ đó sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình gia công. Đó là lý do mà bạn nên mua cho mình 1 máy đo độ ẩm cho gỗ giúp bạn có thể quản lý gỗ tốt hơn thay vì phỏng đoán theo cảm tính.
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ ẩm gỗ
Trên thị trường có khá nhiều hãng sản xuất máy đo độ ẩm cho gỗ. Mỗi hãng đều có các bố trí các nút bấm khác nhau. Nhưng tựu chung lại là khá dễ sử dụng, đa số các trường hợp sử dụng sẽ như sau:
Bước 1: Khởi động máy
Trên máy bạn hãy tìm sau đó nhấn phím nguồn “Power/H” hoặc ON/OFF để khởi động hệ thống máy đo độ ẩm gỗ. Chờ vài giây cho màn hình LCD hiển thị các thông số, ký hiệu mặc định.
Bước 2: Lựa chọn chế độ kiểm tra
Nhấn phím chọn chế độ (M) để chọn loại gỗ có liên quan với mẫu tương ứng trên màn hình LCD của máy. Thông thường chi tiết này thường được thể hiện trong danh mục “Bảng các loại gỗ”. Bảng này luôn luôn được đính kèm trong sách hướng dẫn sử dụng máy độ ẩm gỗ.
Bước 3: Tiến hành đo
Bạn hãy đưa đầu dò tiếp xúc với vật gỗ mà bạn cần phải đo lường. Lưu ý một số hãng máy thì đầu dò phải cắm sâu vào bên trong gỗ. Cũng có một số dòng máy chỉ cần tiếp xúc ở bề mặt ngoài là được.
Những máy đo độ ẩm sử dụng công nghệ đo điện trở sẽ có đầu dò cấu tạo dạng chân đo nhọn. Lúc này bạn cần cắm ngập chân đo để thực hiện đo chính xác nhất. Còn với các dòng máy ứng dụng công nghệ cảm biến, điện dung. Bạn chỉ cần cho đầu đo tiếp xúc đủ diện tích và đủ thời gian là được.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình LCD
Trong quá trình đo bạn có thể sử dụng tính năng HOLD để “đóng băng” màn hình. Tính năng này giúp kết quả đo được bị thay đổi khi di chuyển máy từ vị trí đo về vị trí quan sát. Đồng thời đảm bảo cho việc đọc kết quả đo được chính xác hơn. Sẽ vô cùng tiện lợi cho các phép đo ở điều kiện môi trường không thuận lợi, các góc đo khó quan sát.
Bước 5: Tắt máy đúng cách
Sau khi đo xong thì bạn nhớ bấm và giữ phím nguồn để tắt màn hình máy. Tiếp đến đóng nắp bảo vệ và kết thúc việc đo lường. Lần sau bạn muốn đo lại thì làm lại các bước trên.
Tóm lại để kiểm tra độ ẩm, xác định hàm lượng nước trong có trong gỗ thì máy đo độ ẩm là lựa chọn hoàn hảo. Đây là dạng máy kỹ thuật số rất hiện đại và tiện dụng, bạn có thể đo nhanh chóng và chính xác. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ biết thêm một công cụ hữu ích thường được sử dụng trong ngành sản xuất chế biến gỗ, nội thất.