Gỗ sến là 1 trong 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam (đó là gỗ Đinh – gỗ Lim – gỗ Sến – gỗ Táu). Sến là dòng gỗ có giá trị kinh tế cao, ngày nay là dòng gỗ thuộc hàng gỗ quí hiếm. Chúng được dùng nhiều trong thiết kế đồ nội thất nhất là các loại cột kèo, cửa nẻo, xà cho các công trình nhà ở hay đình chùa. Hay các mặt hàng nội thất khác rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy gỗ sến là gỗ gì có đặc điểm như thế nào, chúng thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết màu, vân gỗ sến thế nào khi mua tránh nhầm lẫn? Giá gỗ sến bao nhiêu tiền 1 khối? Tất cả các thông tin trên chúng tôi sẽ gửi đến quý vị trong bài viết dưới đây, mời các bạn xem qua nhé.
1. Gỗ sến là gì
Gỗ sến là loại gỗ có danh pháp chính là Madhuca pasquieri, là một loài thực vật thuộc họ Hồng xiêm. Trong đó sến đỏ rất được ưa chuộng, chúng là cây gỗ lớn, có thể cao 30m đến 35m. Phiến lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 6–16 cm, rộng 2–6 cm, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở nách lá các lá trên, thường gồm 2-3 hoa có tràng nhẵn màu vàng. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5–3 cm; hạt hình trứng.
Cây gỗ sến sinh trưởng chậm, là loại cây gỗ ưa đất tốt và ẩm. Gỗ sến thường ra hoa vào tháng 1-3 hàng năm, quả chín vào tháng 11-12. Cây gỗ sến tái sinh bằng cách ươm hạt hoặc chiết bằng chồi. Ở Việt Nam, cây gỗ sến mọc rải rác trong các rừng rậm nhiệt đới từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình. Đặc biệt ở khu vực Tam Quy (Hà Trung, Thanh Hóa), cây sến mọc tập trung thành rừng thuần hoặc hỗn giao với cây gỗ lim xanh.
Hiện nay trong khu bảo tồn đang có một thực trạng cạnh tranh giữa lim, gỗ sao xanh và gỗ sến. Theo đó cây lim đang chèn ép cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây gỗ sến. Chiều cao của lim khoảng 13 m, của sến là 9 m nên sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu tán của lim. Trong khi đặc tính sinh thái của cây sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng. Điều này thường dẫn đến nguy cơ rừng sến bị thay thế bởi rừng lim.

Gỗ sến tròn
2. Gỗ sến thuộc nhóm mấy
Gỗ sến là loại gỗ thuộc nhóm 2 (nhóm II) theo bảng phân chia nhóm gỗ của Bộ Lâm Nghiệp. Gỗ nhóm 2 bao gồm những loại gỗ có độ bền trong điều kiện tự nhiên rất tốt. Chúng có khả năng gia công, phơi, sấy và bảo quản dễ trong quá trình sản xuất gia công. Ngoài ra gỗ sến còn là loại gỗ chịu nước tốt thích hợp với công nghiệp đóng tàu thuyền; các công trình xây dựng đòi hỏi khả năng chịu lực và bền chắc.
3. Gỗ sến có mấy loại
3.1 Gỗ sến mủ
Gỗ sến mủ là một trong những chi họ của loại gỗ sến nói chung. Đều là loại gỗ quý hiếm và được sếp ngang với gỗ đinh hương. Gỗ sến mủ có ít dác lõi phân biệt, gỗ thường có màu vàng nhạt. Nếu gỗ sau khi xẻ để lâu theo thời gian thì gỗ chuyển sang màu vàng sậm hay đỏ nhạt. Gỗ sến mủ là loại gỗ có dầu, trên mặt gỗ thường có những sợi sẫm, gỗ này khá cứng và nặng.
3.2 Gỗ sến đỏ
Gỗ sến đỏ là cây gỗ thuộc họ sến có đường kính lớn, cao đến 30m, có hoa vào tháng 1 đến tháng 2, có quả vào tháng 3 đến tháng 5. Tại Việt Nam, cây sến đỏ thường mọc trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từng nửa rụng lá ở độ cao 1300m. Gỗ sến đỏ cho gỗ có phẩm chất tốt, có vân gỗ đẹp, màu đỏ nâu. Gỗ sau khi xẻ được đánh giá là rất cứng, việc gia công cắt xẻ rất khó.
3.3 Gỗ sến mật
Gỗ sến mật là loại gỗ dến có kích thước rất lớn như sến đỏ, có thể cao từ 30 – 35m. Sến mật có phiến lá rộng, cây sến mật sinh trưởng chậm. Màu của gỗ sến mật có màu đỏ nâu, cứng và cũng rất khó gia công cưa xẻ. Gỗ dễ bị nứt đầu khi chịu cường độ lực cắt lớn. Gỗ sến mật là loại sến hảo hạng và được ưa chuộng mua về làm nội thất trên thị trường hiện nay.
3.4 Gỗ sến cát
Gỗ sến cát hay còn gọi là sến xanh có danh pháp hai phần là Mimusops Elengi. Sến cát là một loài thực vật thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Cây gỗ sến cát cao từ 15-20m, vỏ màu đỏ hồng, có nhựa trắng. Lá cây mọc so le, thuôn, nhẵn, dài 10–13 cm, rộng 5-6,5 cm. Hoa có nách lá, nhỏ, màu trắng thơm. Quả mọng nạc, xoan, nhẵn, màu vàng khi chín, dài 2-2,5 cm. Sến xanh (sến cát) phân bố từ Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, loài cây này mọc ở Tây Nguyên trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới hay nửa rụng lá.

Hình ảnh gỗ sến đỏ vừa xẻ xong
4. Giá gỗ sến nhiêu nhiêu tiền 1m3
Gỗ sến là loại gỗ thuộc nhóm 2 nên có giá trị kinh tế cao. Giá gỗ sến tròn trên thị trường hiện nay dao động từ 13.000.000 vnđ/m3 đến 16.000.000 vnđ/m3. Giá gỗ sến còn tùy thuộc vào thời điểm bán, đường kính (một số nơi tính theo chu vi – hoành gỗ) để định giá. Ngoài ra, còn 1 số số loại gỗ sến về theo dạng quy cách (đã xẻ thành phách theo quy cách nhất định) thì giá thành cũng cao hơn.
5. Ứng dụng của gỗ sến trong nội thất
5.1 Làm sập – chiếu ngựa – phản gỗ
Gỗ sến nhất là các dòng gỗ sến Nam Phi (gỗ sến xuất xứ châu Phi) có đường kính khá lớn. Nhiều kích thước có thể ứng dụng để làm sập ngựa (hay còn gọi là phản gỗ, chiếu gỗ). Tùy theo độ đẹp của tấm gỗ khi xẻ thành phách mà có giá trị khác nhau. Một số đơn vị còn sưu tầm được hàng khủng có đường kính sập gỗ sến lên đến gần 2m.
5.2 Làm nhà gỗ – đình chùa
Gỗ sến là dòng gỗ được mệnh danh là dòng gỗ tứ thiết thường ứng dụng làm nhà gỗ, đình chùa có tiếng từ xa xưa đến nay. Là dòng gỗ quý, chất gỗ cứng và chắc nên khả năng chịu lực rất lớn. Trong các ngôi đình, chùa hay nhà gỗ sân vườn bạn dễ dàng bắt gặp các chi tiết cột, kèo, mái, cửa gỗ mặt tiền hàng trăm năm tuổi bằng gỗ sến.
5.3 Làm nội thất rời
Gỗ sến thường có ứng dụng chính là làm cột kèo, mái, sập là chính và ít phổ biến làm nội thất khác. Gỗ sến là dòng gỗ cứng và gỗ sến không bị mối mọt tấn công. Cho nên ngày nay một số đơn vị vẫn sản xuất nội thất bằng gỗ sến để bán. Ví dụ như bàn ghế ăn, bàn ghế tiếp khách, hoặc 1 số sản phẩm mỹ nghệ như đục tranh, tạc tượng, hoặc vòng hạt đeo tay.
Trên đây là các thông tin chính về gỗ sến là gì, có mấy loại gỗ sến bạn cần nắm trước khi mua. Chúng tôi cũng đã gửi đến quý vị giá bán tham khảo của gỗ sến. Kèm theo những ứng dụng thực tế của gỗ sến trong đời sống hàng ngày. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích cho những quý vị đang dự định mua gỗ sến về phục vụ nhu cầu của mình.