Giá trị của gỗ kiền kiền trong lĩnh vực nội ngoại thất
Gỗ kiền kiền

Với hơn 362 loài gỗ trong bảng chia nhóm gỗ tại Việt Nam thì chúng ta đã quá quen thuộc với các loại gỗ như căm xe, gõ đỏ, gỗ lim… Tuy nhiên, cũng có 1 số loại gỗ có tên rất lạ khi chúng ta nghe tới như gỗ kiền kiền.  Mặc dù có tên rất ít được người biết tới nhưng đây là 1 loại gỗ cứng, có ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực nội thất. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Tài liệu tham khảo:

  • Bảng chia nhóm gỗ tại Việt Nam

1. Tìm hiểu gỗ kiền kiền là gỗ gì

Cây gỗ kiền kiền là 1 loại gỗ tự nhiên thường được gọi bằng 1 tên khác là gỗ xoay. Kiền kiền có tên khoa học là Hopea pierrei Hance thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) nằm trong bộ Chè (Theales).

1.1 Đặc điểm sinh học của gỗ kiền kiền

Gỗ kiền kiền được biết đến là loại cây gỗ to dạng trụ thẳng đường kính lớn từ 0,6 – 0,8 m tùy theo độ tuổi và môi trường sống. Vỏ cây kiền kiền có màu nâu bạc thường xuất hiện các vết nứt dọc khá sâu trên bản vỏ. Lá cây dạng đơn mọc cách đều nhau với hình dạng trứng, phần đầu vuốt nhọn. Khi lá khô màu xanh đen, mặt trên có phấn hoa màu trắng. Thoạt nhìn vẻ bên ngoài thì  lá của kiền kiền hơi giống lá của gỗ căm xe.

Gỗ kiền kiền  có cụm hoa đóng thành chùm, cánh hoa màu đỏ nhạt là loại hoa mẫu 5 cánh. Cánh hoa mang sắc đỏ nhẹ nhàng  khi trưởng thành, mặt ngoài hoa có lông. Quả của kiền kiền rất nhỏ dạng trái xoan thường có lông tơ ở đỉnh. Mùa hoa kiền kiền thường nở vào tháng 8 đến tháng 9 trong năm. Quả chín và rụng vào tháng 5 đến tháng 6 năm kế tiếp.

1.2 Khu vực phân bố

Cây gỗ kiền kiền  thích hợp sinh trưởng cũng như phát triển mạnh trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm. Chúng thường mọc trên đất Feralit vàng đỏ, đất bazan hay các loại đất đá có nhiều tính axit và kiềm. Cây có thể mọc chung sinh sống cùng các quần thể cây gỗ sến, cây trám cà na, cây dầu rái…

Gỗ kiền kiền được tìm thấy ở rất nhiều các quốc gia Đông Nam Á như:  Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Ở nước ta cây gỗ kiền kiền  phân bố nhiều tại các tỉnh như: Gia Lai, Đắk Lắk, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang…

Hình ảnh gỗ kiền kiền tại bãi tập kết

Hình ảnh gỗ kiền kiền tại bãi tập kết

1.3 Gỗ kiền kiền thuộc nhóm mấy

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam thì gỗ kiền kiền thuộc gỗ nhóm 2 (nhóm II). Đây là nhóm gỗ nặng rất cứng, có độ bền cao cũng như giá trị kinh tế lớn. Kiền kiền được xếp cùng với các cây gỗ quý khác như: nghiến, căm xe, gỗ sao xanh…

Tham khảo các loại gỗ khác:

2. Đặc điểm nhận dạng gỗ kiền kiền

Thoạt nhìn sẽ rất khó nhận biết ra gỗ kiền kiền đối với những người không chuyên. Bởi mới nhìn sẽ thấy các loại gỗ cùng nhóm sẽ na ná nhau về màu sắc rất khó nhận biết. Dưới đây là cách nhận biết gỗ kiền kiền:

2.1 Màu sắc

Gỗ kiền kiền khi mới khai thác có màu vàng đậm đặc trưng như màu da bò. Gỗ sau khi cắt đầu lọc bìa để khô một thời gian ngả màu hơi hồng thẫm. Màu này sau khi đóng thành phẩm được sơn PU sẽ rất đẹp, bám dính sơn tốt. Đây là gam màu hơi nâu thời thượng giúp gỗ nhận được nhiều sự chú ý của khách hàng. Màu dễ phối với các món đồ nội thất khác trong quá trình sử dụng.

2.2 Vân gỗ

Vân gỗ kiền kiền không dày đặc như các loại gỗ cùng nằm trong nhóm 2. Gỗ kiền kiền có những đường vân gỗ nhỏ rất mịn lượn sóng kéo dài từ dưới gốc lên đến đỉnh khúc gỗ. Một đặc trưng thường thấy ở các loại gỗ nhóm 2 là tom gỗ rất nhỏ, thớ vân mịn giúp cản sự thẩm thấu của nước rất tốt.

2.3 Mức giá của gỗ kiền kiền

Kiền kiền là dòng gỗ thân thẳng cho chất lượng cực kỳ tốt phù hợp để làm nội ngoại thất. Cùng với đó là màu gỗ nhìn rất sáng và tươi, toát lên nét sang trọng. Chính vì thế giá gỗ kiền kiền được xếp vào thứ hạng cao. Thường thì chỉ có những gia đình có điều kiện mới  lựa chọn gỗ kiền kiền cho ngôi nhà của mình.

3. Ứng dụng của gỗ kiền kiền

Với nhiều ưu điểm của mình như gỗ có gỗ cứng, thớ mịn, cực kỳ bền ngoài không khí, chịu mối nọt ᴠà chịu nước rất tốt. Gỗ dễ chạm trổ, tạo kiểu đem đến sự đa dạng trong mẫu mã của thiết kế. Cho nên gỗ kiền kiền được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là trong thiết kế nội thất.

3.1 Làm cột kèo

Các yêu cầu để làm cột kèo nhà đó là khả năng chịu lực cao và gỗ thẳng thì thì gỗ kiền kiền là 1 lựa chọn tốt. Là khung chịu lực của cả công trình nên chọn loại gỗ gì tốt cần phải khắt khe. Lẽ đó khi xây dựng các ngôi nhà gỗ, nhà thờ, đình… người ta rất hay sử dụng gỗ kiền kiền để làm cột chính, kèo, rường…

Cột gỗ kiền kiền

Gỗ kiền kiền ứng dụng làm cột kèo nhà gỗ

3.2 Làm cửa đi các loại

Nhờ lợi thế của gỗ kiền kiền là khá dễ uốn nắn tạo hình nên khá dễ dàng chạm trổ cũng như uốn nắn. Vì vậy các loại cửa gỗ được sản xuất từ gỗ này khá đa dạng mẫu mã lẫn tạo hình thiết kế. Gỗ phù hợp làm các loại cửa phòng ngủ lẫn các loại cửa đại sảnh, cửa mặt tiền đẹp. Cây còn có khả năng chịu nắng mưa và dạn dày khắc nghiệt tốt nên cũng có thể được sử dụng để làm cửa sổ.

Cửa mặt tiền bằng gỗ kiền kiền

Ứng dụng thực tế làm cửa chính mặt tiền

3.3 Các sản phẩm nội thất khác

Ngoài ra các ứng dụng của gỗ kiền kiền có thể kể đến như: sàn gỗ, bàn ghế, cầu thang, giường, tủ kệ tivi, trần gỗ đẹp… được sử dụng rộng rãi trong gia đình. Chúng không chỉ mang lại chất lượng gỗ tốt bền bỉ trong  suốt quá trình sử dụng.  Mà nội thất từ gỗ kiền kiền còn đem đến cảm giác ấm cúng, không gian sống yên bình giúp cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc viên mãn.

Gỗ kiền kiền còn thích hợp dùng trong ngành xây dựng, ngành đóng tàu thuyền. Nhờ có khả năng chịu nắng mưa tốt nên có thể thay gỗ Tếch (Tectonia grandis) trong các sản phẩm đồ gỗ ngoài trời. Bài viết này của chúng tôi đã cung cấp thêm cho người tiêu dùng một sự lựa chọn gỗ tốt để làm nội ngoại thất. Hi vọng sẽ đáp ứng được các yêu cầu mà bạn mong muốn.

Bài liên quan

Đặc điểm của gỗ đỏ MBK tròn được nhập khẩu về từ Nam Mỹ

Đặc điểm của gỗ đỏ MBK tròn được nhập khẩu về từ Nam Mỹ

Gỗ gõ đỏ MKB Nam Mỹ là loại gỗ tròn được công ty chúng tôi nhập khẩu và phân phối với khối lượng lớn tại Việt Nam. Cây gỗ gõ đỏ MKB có màu sắc  sáng cùng với thớ gỗ nổi tom rất đẹp. Với giá thành dễ tiếp cận hơn các dòng gỗ gõ đỏ khác được khai thác từ từ Lào,...

Tổng hợp một số loại gỗ Lào được nhập về nhiều nhất

Tổng hợp một số loại gỗ Lào được nhập về nhiều nhất

Sau khi Lào ban hành Chỉ thị số 15/PM vào tháng 5 năm 2016 thì khối lượng và giá trị gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam đã giảm mạnh. Nhường chỗ cho các loại gỗ châu Phi mở đường nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Lào đang có xu...

Gỗ lũa một tác phẩm kiệt xuất được tạo ra từ thiên nhiên

Gỗ lũa một tác phẩm kiệt xuất được tạo ra từ thiên nhiên

Đối với những người có niềm đam mê với gỗ thì không thể nhắc đến các sản phẩm nội thất độc đáo như nu gỗ, lũa gỗ. Trong đó gỗ lũa từ lâu đã trở thành một loại đồ gỗ quý hiếm được nhiều người sưu tầm. Dẫu vậy rất ít người hiểu rõ được quá trình hình thành ra gỗ lua...