1. Home
  2. /
  3. Nội thất
  4. /
  5. Tác hại của formaldehyde...

Tác hại của formaldehyde trong ván công nghiệp MDF, HDF

Mặc dù là đơn vị chuyên sản xuất và thi công nội thất gỗ từ các loại gỗ bao gồm dòng gỗ tự nhiên chủ lực (sồi, lim, căm xe, gõ, hương…). Bên cạnh các dòng ván công nghiệp (MDF, HDF, MFC…). Trong đó các dòng sản phẩm được đóng từ ván công nghệp theo yêu cầu như: tủ bếp, cửa gỗ, tủ quần áo, tủ âm tường…vẫn được các khách hàng đặt đóng thường xuyên.

Nhưng thật sự chất lượng các loại ván mdf, HDF nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước hiện nay chưa thực sự cao. Để có lợi nhuận các nhà nhập khẩu đa số lấy từ các nguồn nhu Trung Quốc, Malaysia,… là chủ yếu. Còn các nhà sản xuất trong nước thì chưa một đơn vị nào đủ năng lực để đầu tư cho 1 quy trình kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng.

Bản thân là một đơn vị chuyên sản xuất đồ nội thất, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn nguyên liệu này để chúng tôi sản xuất. Mặc dù đến 99% cơ sở sản xuất đồ nội thất như chúng tôi rất thích sản xuất nội thất từ ván công nghiệp vì những lý do sau:

  • Lợi nhuận cao hơn sản xuất nội thất từ gỗ tự nhiên do giá ván công nghiệp khá rẻ.
  • Ván mềm rất dễ gia công, vì vậy rất ít tốn nhân lực nên tiết giảm được chi phí nhân công.
  • Thời gian sản xuất nhanh, bỏ vốn và thu hồi vốn nhanh gọn.

Tuy nhiên, thương hiệu chúng tôi được khẳng định là nhờ uy tín, chất lượng và giá rất cạnh tranh. Cho nên chúng tôi luôn luôn khuyến cáo tất cả các khách hàng của nên cân nhắc kỹ cái được và cái mất khi quyết định chọn dòng sản phẩm như thế nào? Dưới đây là bài phân tích tác hại của hợp chất formaldehyde có trong các loại ván công nghiệp hiện nay như MDF, HDF, gỗ mfc…dựa trên những tài liệu chúng tôi tổng hợp lại.

1. Dấu hiệu sử dụng chất formaldehyde trong ván công nghiệp

Để giải đáp thắc mắc dấu hiệu nhận biết các sản phẩm nội thất từ ván công nghiệp có chứa formaldehyde chúng tôi trích dẫn một đoạn như sau:

Sau khi mua chiếc tủ đựng giày tại một cửa hàng bán đồ nội thất ở đường Trường Chinh, phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh được gần sáu tháng, chị Ng. Phương (trú tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) phát hiện giày đựng trong tủ bị mốc và có mùi lạ. Sau khi kiểm tra thật kỹ, chị nhận ra rằng ván hai bên hông, phía sau tủ và các ngăn kệ của tủ chỉ là ván ép từ dăm gỗ chứ không phải gỗ cao su 100% như người bán quảng cáo. Lên mạng tìm hiểu tác hại của nấm mốc, chị giật mình khi biết, các loại ván công nghiệp (còn gọi là gỗ nhân tạo, ván ép, ván dăm) luôn có chứa hợp chất formaldehyde trong keo trộn sản xuất ván. Nhìn lại đồ dùng trong nhà, chị tính ra đến hơn 50% các sản phẩm làm từ các loại ván công nghiệp (MFC, MDF, HDF, gỗ acrylic…), trong đó có cửa gỗ công nghiệp, giường, tủ, kệ đặt trong phòng ngủ của hai vợ chồng, tủ bếp đựng thức ăn và bàn học, tủ đồ dùng và cả đồ chơi của đứa con nhỏ…Nhất là cửa gỗ công nghiệp lại được sử dụng cho toàn bộ phòng đi.

Vậy khi bạn mua 1 sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp, nếu vẫn còn nghe mùi xốc thẳng vào mũi khó chịu tức là sản phẩm đó đang dư thừa formaldehyde. Đối với sản phẩm không nghe mùi xốc và nồng thì không có formaldehyde chăng? Điều này chưa chắc đã đúng vì nếu sản phẩm để tồn kho lâu ngày thì mùi nồng này sẽ phân tán hết lúc đó rất khó nhận biết các sản phẩm nội thất từ ván công nghiệp có dư thừa chúng hay không?

Qua đây, khách hàng sẽ phải phó thác cho chủ cơ sở sản xuất hay chủ showroom bán hàng nội thất và phó mặc cho sự chân chính của họ khi mà không còn dấu hiệu để nhận biết formaldehyde. Vì vậy chỉ còn cách tin vào thương hiệu và sự uy tín. Lời mách cho bạn là các sản phẩm có nguyên liệu ván nhập khẩu bạn nên yêu cầu các giấy từ kèm theo như chứng chỉ xuất xứ (C/O) hay chứng chỉ chất lượng (C/Q), còn các loại ván trong nước thì yêu cầu các loại giấy chứng nhận chất lượng do nhà nước Viêt Nam cấp. Việc yêu cầu này hơi khó nếu bạn mua số lượng ít, giá trị không cao. Tuy nhiên, với những đơn vị chân chính thì họ không ngại show cho bạn 1 bản photo !

2. Vậy chất formaldehyde là gì?

Formaldehyde là chất không màu, nó có mùi ga rất nồng, chất này thường được tìm thấy trong vài loại dung dịch lỏng. Tuy nhiên trong thực tiễn thì chúng thường được dùng làm thuốc bảo quản sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc nhà xác, ngoài ra chất formaldehyde còn được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm hoá chất, sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn (permanent press fabrics), chất trán giấy (paper product coating), và nhiều loại ván ép (MDF, ván hdf…). Chất này cũng rất phổ biến trong công nghiệp thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và thuốc diệt trùng.

Chữ “formaldehyde” cho biết đây là một hỗn chất được kết hợp bởi nhiều thành phần khác nhau như formaldehyde, nước, và chất cồn; còn từ “formalin” dùng để chỉ kết quả bão hoà của chất formaldehyde khi hoà tan trong nước với sự kết hợp với một tác nhân khác thường là methanol, bổ sung thêm để điều hoà dung dịch. Formalin thường có khoảng 37% formaldehyde tính theo cân lượng (hoặc 40% dung lượng) và từ 6-13% methanol tính theo dung lượng khi ở trong nước. Các thành phần cấu tạo của formaldehyde khiến cho formalin có khả năng khử trùng.

Trong công nghiệp, formaldehyde được sản xuất bằng cách ôxi hóa mêtanol có xúc tác. Các chất xúc tác được sử dụng nhiều nhất là bạc kim loại hay hỗn hợp của sắt oxit với molypden và vanađi. Trong hệ thống sử dụng sắt ôxít (công nghệ Formox) phổ dụng hơn, mêtanol và ôxy phản ứng ở 250 °C để tạo ra formaldehyde theo phương trình hóa học:

CH3OH + ½ O2 → H2CO + H2O

Xúc tác gốc bạc thông thường hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 650 °C. Ở đây có hai phản ứng hóa học tạo formaldehyde diễn ra đồng thời: phản ứng đầu giống như phương trình trên, còn phản ứng sau là phản ứng khử hiđrô

CH3OH → H2CO + H2

Sự ôxi hóa tiếp theo của sản phẩm formaldehyde trong quá trình sản xuất nó thông thường tạo ra axít formic, được tìm thấy trong các dung dịch fomanđêhít, được tính theo giá trị ppm (phần triệu). Ở mức độ sản xuất ít, formaldehyde có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác bao gồm sự chuyển hóa từ êtanol thay vì nguồn nguyên liệu mêtanol thông thường. Tuy nhiên, các phương pháp này không có giá trị thương mại lớn.

3. Tác hại của formaldehyde là như thế nào?

Năm 2004, formaldehyde được Trung tâm Quốc tế nghiên  cứu về ung thư chuyển từ nhóm 2A (nhóm chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (nhóm chất gây ung thư). Chúng ta đều biết số người bị mắc và chết vì ung thư hàng năm tăng lên nhanh chóng và nguyên nhân lớn là do thực phẩm, ăn uống hay tiếp xúc với không khí.

Nếu bị nhiễm formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp hay đường tiêu hoá các hiện tượng sau đây có thể xảy ra: Viêm loét, hoại tử tế bào, các biểu hiện nôn mửa ra máu, đi ỉa chảy hoặc đái ra máu và có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, với các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, ói mửa, tím tái. 30ml là liều lượng có thể gây ra chết người.

Giới hạn vẫn còn an toàn cho con người trong không khí là ít hơn 2 ppm. Thí nghiệm trên chuột cho thấy chuột sống trong môi trường formaldehyde với nồng độ 6 đến 15 ppm dẫn đến bị ung thư mô. Các nghiên cứu cũng cho thấy formaldehyde có thể gây ra các vấn đề với gan, tụy và phổi. Hàm lượng formaldehyde cao có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong khi nó chuyển hoá thành axít formic làm tăng axít trong máu, gây thở nhanh và thở gấp, bị hạ nhiệt, hôn mê.

Mức độ độc của formaldehyde tăng dần ở nhiệt độ cao; tuy nhiên khi ở nhiệt độ thấp, khí này có thể chuyển thành paraforomaldehyde – một loại hoá chất rất độc.

4. Các chuyên gia khuyên gì

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, hiện là phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét rằng: “Ở Việt Nam, bên cạnh cửa phòng ngủ và các nội thất đóng từ gỗ tự nhiên thì khi nhắc đến sản phẩm từ gỗ công nghiệp chỉ có một số ít sản phẩm đạt chuẩn, đa số các loại ván công nghiệp trên thị trường nội địa có tỷ trọng keo trong ván quá cao”. Ông Hạnh cho biết, để sản xuất một mét khối ván MDF hay HDF, các nhà máy thường sử dụng khoảng 150kg keo trộn. Tùy từng loại keo và tùy loại ván mà hàm lượng formaldehyde trong sản phẩm cao hay thấp, nhưng đều vượt xa các ngưỡng đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Còn theo TS Phạm Thành Quân, hiện là Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, trường ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tất cả các loại ván công nghiệp đều chứa formaldehyde, do trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại keo như UF, PF… Các loại keo này tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc. Hợp chất Formaldehyde trong keo có khả năng phóng thích trong không khí nên có thể gây viêm da, xâm nhập vào đường hô hấp. Khi vào cơ thể, formaldehyde phản ứng với các amin tạo ra hóa chất độc, gây viêm da, viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này. Do phân tử của formaldehyde rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư. Điều đáng nói là cơ thể người không có cơ chế đào thải formaldehyde.

Ngoài ra, trên phương diện một đơn vị TVTK, kỹ sư Nguyễn Thanh Anh Tuấn, đang là Giám đốc Công ty TVTK Không Gian Xanh (Q.4, TP.HCM) tư vấn: “Chủ nhà không nên chạy theo mẫu mã hay giá rẻ mà hãy chọn hàng của những doanh nghiệp xuất khẩu, có công bố cụ thể các chỉ tiêu độc hại hoặc mua tại các cửa hàng có uy tín, nhân viên tư vấn rõ ràng hoặc tốt nhất nếu có điều kiện hãy dùng các sản phẩm cửa gỗ tự nhiên hay các đồ nội thất từ gỗ tự nhiên khác”. Với đồ dùng cho trẻ em, ông Hạnh cũng lưu ý phụ huynh nên đầu tư sắm các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên hoặc ván chất lượng cao của các nhà sản xuất uy tín.

Đăng bởi: Thuan Phu Wood
Chuyên mục: Nội thất

Bài liên quan

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Nhà mới nên chọn nội thất gỗ gõ đỏ hay nội thất gỗ óc chó

Đều thuộc phân khúc gỗ cao cấp, không ít người băn khoăn giữa việc chọn gỗ gõ đỏ hay gỗ óc chó để đóng nội thất. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai loại gỗ này để bạn có cái nhìn tổng quan hơn: Nội dung Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Xuất xứ Chủ yếu từ Đông Nam Á, châu Phi....

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

So sánh gỗ căm xe và gỗ lim nên dùng loại nào tốt hơn

Gỗ căm xe và gỗ lim đều cùng chung nhóm gỗ cứng, có độ bền cao và thường được sử dụng trong nội thất và ngoại thất. Tuy nhiên, mỗi loại có đặc điểm riêng phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 2 loại gỗ này, có thể sẽ rất...

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

So sánh gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá cái nào dùng tốt hơn

Gỗ gõ đỏ và gỗ hương đá đều là dòng gỗ tự nhiên thuộc nhóm gỗ quý, rất ưa chuộng để làm nội thất nhờ độ bền cao và vẻ đẹp sang trọng. Dẫu vậy hai loại gỗ này có nhiều điểm khác biệt về màu sắc, vân gỗ, độ cứng và giá thành. Cùng phân tích chi tiết sự khác nhau của 2...

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Tổng hợp các loại gỗ ngoài trời phù hợp để đóng đồ dùng

Gỗ ngoài trời là loại vật liệu cần thiết phục vụ cho việc trang trí hay đóng đồ ngoài trời như: bàn ghế hồ bơi, sàn gỗ sân vườn, cửa gỗ ngoài trời và các công trình nhà chòi sân vườn. Loại gỗ này đòi hỏi có khả năng chịu được ảnh hưởng của thời tiết, độ ẩm, mối mọt và...

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Danh sách các loại gỗ có mùi hương thơm khi sử dụng

Gỗ tự nhiên không chỉ vẻ đẹp về màu sắc cũng như vân của chúng, một số loại gỗ còn mùi thơm đặc trưng. Mỗi loại gỗ mang đến một hương thơm riêng biệt, tạo ra độ nhận diện cho loại gỗ đó. Các bạn có thể tìm hiểu những các loại gỗ có mùi thơm nhất hiện nay thông qua bài...

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa một loại gỗ có giá trị kinh tế cao để sưu tầm

Gỗ sưa được biết đến là loại gỗ có giá đắt nhất hiện nay. Ắt hẳn mọi người sẽ thắc mắc  gỗ sưa dùng để làm gì mà giá của chúng lại đắt như vậy. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về giá bán; cách nhận biết và mục đích sử dụng của gỗ sưa. Mời bạn đọc...