Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là câu người xưa thường quan niệm khi mua các sản phẩm về gỗ nội thất. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng không còn phù hợp với thời điểm bây giờ. Khi nhu cầu của con người ngày càng cao, mong muốn sở hữu các sản phẩm có độ thẩm mỹ cao. Đối với nội thất gỗ tự nhiên, thì có các cách sơn tốt như cách sơn PU, cách đánh vecni, sơn giả cổ… Với nhiều hệ sơn đi kèm như sơn 1K, sơn 2K, sơn men trắng. Ngày nay ở các nước phát triển hệ dầu lau gỗ được sử dụng rất rộng rãi bên các hệ sơn truyền thống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Khái niệm dầu lau trên gỗ
1. Dầu lau gỗ là gì
Như đã biết thì sơn PU là một loại polymer phản ứng, cực kỳ linh hoạt, hiện đại và an toàn. Nó được sử dụng rộng rãi trong một loạt các ứng dụng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng. Sơn PU ra đời dần thay thế cho cách đánh vecni truyền thống với những tính năng ưu việt hơn.
Trong khi đó dầu lau gỗ cũng có nguồn gốc như sơn PU nhưng các thành phần đã được trộn đều. Phương pháp phủ là thợ sơn sẽ dùng cọ hoặc vải để lau lên bề mặt gỗ thay vì phun bằng béc phun như sơn PU. Lau dầu cũng an toàn tuyệt đối cho công nhân cũng như người dùng, có mùi dễ chịu. Dầu lau giúp dễ bảo trì bảo dưỡng trong trường hợp xước xát, và sau vài năm có thể bảo dưỡng lại không khác gì mới.
2. Thông tin kỹ thuật của dầu lau trên gỗ
- Dụng cụ làm: Giấy lau hoặc cọ
- Độ phủ lý thuyết : 10-20 m2/lt (50 g/m2)
- Thời gian khô: 1-2 giờ
- Thời gian sử dụng được: 24 giờ.
Lưu ý các thông số kỹ thuật trên là thông số bình quân của các hệ dầu lau phổ biến. Một số nhà sản xuất có những thông số đặc biệt hơn, họ sẽ khuyến cáo đi kèm.

Đối tượng sử dụng dầu lau gỗ hiệu quả
Không phải loại gỗ nào sử dụng dầu lau gỗ cũng cho bề mặt hoàn thiện tốt nhất. Qua thực tế sử dụng thì phương pháp lau dầu trên gỗ thường phát huy hiệu quả cao đối với các dòng gỗ có thớ thô, tom gỗ sâu. Thường thấy như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ tần bì và 1 số dòng gỗ thân mền khác (như maple, thích…). Còn các dòng gỗ có thớ gỗ đanh, mịn và ít tom gỗ như gỗ gõ đỏ, căm xe, lim, giáng hương… thì lại cho hiệu quả không bằng hệ sơn PU.
Ngoài ra dầu lau gỗ bảo vệ bề mặt gỗ, ứng dụng công nghệ nano chống thấm bảo vệ bề mặt gỗ tốt hơn. An toàn , không độc hại, Dễ thi công không cần dụng cụ máy móc, an toàn dễ dàng sử dụng, làm mới vật dụng, phục hồi sửa chữa dễ dàng thuận tiện có thể dùng khăn lau, cọ… Đáp ứng nhu cầu về chất lượng cao cấp cho những dự án uy tín như : khách sạn, khu nghỉ mát và biệt thự, nhằm chống lại thời tiết khắc nghiệt. Chúng phù hợp với gỗ xây dựng dùng cho thi công nội thất và ngoại thất, những sản phẩm thuờng xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mưa gió như : cửa biệt thự đẹp, cửa sổ, lam can, tường gỗ, giàn hoa, vọng lâu và các vật dụng ngoại thất khác.
Ưu nhược điểm của dầu lau gỗ
1. Ưu điểm
- Dầu lau gỗ chống tia UV tốt.
- Thẩm thấu sau vào trong mạch gỗ, làm rắn chắc thêm bề mặt gỗ.
- Chống thấm nước và đồng thời hơi ẩm bên trong gỗ vẫn có thể thoát ra bên ngoài.
- Độ căng mặt của màng sơn cao, nên sẽ không để lại vết cọ trong khi quét.
- Thi công dễ dàng, có thể tự làm tại nhà, dùng khăn lau hoặc cọ chà lên bề mặt gỗ.
- An toàn, không hóa chất độc hại, mùi nhẹ đặc trưng, sau khi khô không mùi.
2. Nhược điểm
- Lượng hao hụt sơn dầu nhiều hơn khi lau.
- Chỉ thích hợp cho diện tích bề mặt sản phẩm nhỏ nhiều góc khuất, góc cạnh như bàn ghế hoặc tủ đồ rời. Ít thích hợp cho các sản phẩm đóng theo vách tường như tủ áo âm, tủ bếp…
- Độ chống trầy so với sơn PU thấp hơn 1 chút.
- Giá thành sản phẩm cao không thích hợp với công trình số lượng lớn.
Hướng dẫn kỹ thuật lau dầu trên gỗ
Cũng giống như cách sơn giả cổ thì cách lau dầu trên gỗ đều thực hiện bằng giẻ lau hoặc cọ mềm. Với dầu lau gỗ quy trình thực hiện có vẻ dễ dàng hơn các hệ sơn khác. Bất kỳ nhân viên trong các xưởng mộc chuyên dụng đều có thể thực hiện được. Thậm chí là đối tượng sử dụng trong gia đình hàng ngày đều có thể làm được. Dưới đây là quy trình thực hiện:
- Bước 1: Dùng giấy nhám gỗ số P 240 lên bề mặt gỗ, đảm bảo bề mặt thật sạch, không bụi bẩn và vết dơ.
- Bước2: Sử dụng dầu lau gỗ bằng cọ, khăn lau, súng phun chờ 2-3 phút để sơn thẩm thấu vào trong gỗ, sau đó có thể dùng khăn lau để tăng nhanh thời gian khô, hoặc chờ khô. Trong 1-2 giờ.
- Bước 3: Xả nhẹ bằng giấy nhám # 400 trước khi sơn thêm 1 lớp khác. Sau đó chờ khô.
Trên đây là những kiến thức về dầu lau gỗ một phương pháp mới nhằm tăng hiệu quả và thẩm mỹ của bề mặt gỗ. Tùy vào đặc thù sản phẩm của mình mà quý khách chọn cho mình một phương pháp sơn thích hợp. Cảm ơn quý khách hàng đã đồng hành cùng công ty chúng tôi trong thời gian qua.